KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY VẠN THỌ
Thạc sĩ BVTV Nguyễn Ngọc Liên
Cộng tác viên kỹ thuật Cty CP Đồng Xanh*
Trồng và chăm sóc cây vạn thọ như thế nào để cây sinh trưởng tốt, ra hoa đẹp và hình dáng cuốn hút luôn là vấn đề của nhiều nhà vườn quan tâm. Hoa vạn thọ trong văn hóa người Việt Nam, đây là loài hoa với ý nghĩa là mong ước mang lại sự bình an, khát khao cuộc sống trường thọ, mạnh khỏe đến với mọi người trong gia đình. Cây vạn thọ thường rất dễ trồng và cây thích nghi tốt với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Một số hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vạn thọ cơ bản như sau:
1. Chọn giống
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống vạn thọ, chủ yếu là vạn thọ lùn và vạn thọ cao. Tùy theo nhu cầu và điều kiện chăm sóc, nhà vườn có thể lựa chọn giống vạn thọ thích hợp để trồng. Cây vạn thọ lùn có thể trồng quanh năm, khả năng thích nghi rộng, cây cao từ 40 - 45 cm, thời gian từ khi gieo hạt đến lúc nở hoa hoàn toàn là từ 60 - 65 ngày. Cây vạn thọ cao thường được trồng trong dịp Tết Nguyên đán, cây cũng có thể được trồng quanh năm, cây cao từ 65 - 70 cm, thời gian từ lúc gieo hạt đến khi hoa nở hoàn toàn từ 65 - 70 ngày.
2. Thời vụ trồng
Với đặc tính thích nghi rộng, cây vạn thọ có thể trồng được quanh năm, vụ chính là dịp Tết Nguyên đán. Giống vạn thọ lùn gieo trồng trễ nhất vào ngày 05 tháng 11 âm lịch, giống vạn thọ cao gieo trồng trễ nhất vào ngày 25 tháng 10 âm lịch.
3. Chuẩn bị đất và gieo hạt
Đất để gieo hạt và cho vào giỏ tre, chậu để trồng cây sau này là hỗn hợp gồm một số thành phần như xơ dừa (50%), tro trấu đốt đã ngâm nước (30%), phân bò (20%), phân NPK 16-16-8 (khoảng 5 - 7 kg trộn với 1 m3 đất). Tất cả hỗn hợp trên được ủ từ 10 đến 15 ngày trước khi sử dụng cho cây.
Cuộn lá chuối thành những cái bầu nhỏ rồi cho đất đã xử lý vào. Gieo mỗi bầu 1 hạt, đưa bầu giống lên giàn, phía trên có mái che. Sau khi cây con mọc từ 5 đến 7 ngày thì bỏ dần giàn che cho cây giống quen với nắng. Trong giai đoạn này cần tưới nước nhẹ, hạt nước nhỏ tránh làm xay xát cây con. Sau khi cây mọc khoảng 2 tuần có thể đem trồng vào giỏ, chậu hoặc trồng ra luống...
4. Trồng cây trên luống
Đất trồng cây vạn thọ cần được cày tơi, thông thoáng. Dùng 3 m3 phân chuồng hoai mục, 100 kg phân lân, 50 kg vôi để bón lót cho 1.000 m2. Lên luống chiều ngang từ 1 đến 1,5 m, chiều
Thạc sĩ BVTV Nguyễn Ngọc Liên
Cộng tác viên kỹ thuật Cty CP Đồng Xanh*
Trồng và chăm sóc cây vạn thọ như thế nào để cây sinh trưởng tốt, ra hoa đẹp và hình dáng cuốn hút luôn là vấn đề của nhiều nhà vườn quan tâm. Hoa vạn thọ trong văn hóa người Việt Nam, đây là loài hoa với ý nghĩa là mong ước mang lại sự bình an, khát khao cuộc sống trường thọ, mạnh khỏe đến với mọi người trong gia đình. Cây vạn thọ thường rất dễ trồng và cây thích nghi tốt với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Một số hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vạn thọ cơ bản như sau:
1. Chọn giống
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống vạn thọ, chủ yếu là vạn thọ lùn và vạn thọ cao. Tùy theo nhu cầu và điều kiện chăm sóc, nhà vườn có thể lựa chọn giống vạn thọ thích hợp để trồng. Cây vạn thọ lùn có thể trồng quanh năm, khả năng thích nghi rộng, cây cao từ 40 - 45 cm, thời gian từ khi gieo hạt đến lúc nở hoa hoàn toàn là từ 60 - 65 ngày. Cây vạn thọ cao thường được trồng trong dịp Tết Nguyên đán, cây cũng có thể được trồng quanh năm, cây cao từ 65 - 70 cm, thời gian từ lúc gieo hạt đến khi hoa nở hoàn toàn từ 65 - 70 ngày.
2. Thời vụ trồng
Với đặc tính thích nghi rộng, cây vạn thọ có thể trồng được quanh năm, vụ chính là dịp Tết Nguyên đán. Giống vạn thọ lùn gieo trồng trễ nhất vào ngày 05 tháng 11 âm lịch, giống vạn thọ cao gieo trồng trễ nhất vào ngày 25 tháng 10 âm lịch.
3. Chuẩn bị đất và gieo hạt
Đất để gieo hạt và cho vào giỏ tre, chậu để trồng cây sau này là hỗn hợp gồm một số thành phần như xơ dừa (50%), tro trấu đốt đã ngâm nước (30%), phân bò (20%), phân NPK 16-16-8 (khoảng 5 - 7 kg trộn với 1 m3 đất). Tất cả hỗn hợp trên được ủ từ 10 đến 15 ngày trước khi sử dụng cho cây.
Cuộn lá chuối thành những cái bầu nhỏ rồi cho đất đã xử lý vào. Gieo mỗi bầu 1 hạt, đưa bầu giống lên giàn, phía trên có mái che. Sau khi cây con mọc từ 5 đến 7 ngày thì bỏ dần giàn che cho cây giống quen với nắng. Trong giai đoạn này cần tưới nước nhẹ, hạt nước nhỏ tránh làm xay xát cây con. Sau khi cây mọc khoảng 2 tuần có thể đem trồng vào giỏ, chậu hoặc trồng ra luống...
4. Trồng cây trên luống
Đất trồng cây vạn thọ cần được cày tơi, thông thoáng. Dùng 3 m3 phân chuồng hoai mục, 100 kg phân lân, 50 kg vôi để bón lót cho 1.000 m2. Lên luống chiều ngang từ 1 đến 1,5 m, chiều
cao luống từ 0,2 đến 0,35 m. Mùa mưa lên luống cao để tránh ngập úng cây. Khoảng cách cây cách cây từ 25 đến 30 cm, hàng cách hàng từ 30 đến 35 cm.
5. Trồng cây vào giỏ
Đối với vạn thọ lùn thì giỏ trồng có đường kính từ 20 đến 25 cm, vạn thọ cao thì giỏ trồng có đường kính từ 25 đến 30cm, dùng túi nilon đã cắt lỗ thoát nước. Túi có đường kính thích hợp
5. Trồng cây vào giỏ
Đối với vạn thọ lùn thì giỏ trồng có đường kính từ 20 đến 25 cm, vạn thọ cao thì giỏ trồng có đường kính từ 25 đến 30cm, dùng túi nilon đã cắt lỗ thoát nước. Túi có đường kính thích hợp
lót trong giỏ. Đất trồng trong giỏ được trộn gồm 300 kg đất cát pha thịt, 300 kg phân chuồng ủ hoai, 10 kg bánh dầu xay nhuyễn, tỷ lệ này dùng cho 1.000 giỏ trồng, chú ý chỉ vô đất khoản ½ giỏ.
Sau khi chuẩn bị giỏ trồng, tiến hành trồng cây con vào giỏ, chú ý chỉ lấp đất tới cặp lá mầm và trồng cây vào buổi chiều mát. Trong ba ngày đầu chỉ tưới phun sương trước khi trời nắng gắt để cây dần thích nghi với môi trường. Sau đó tưới cây mỗi ngày 3 lần vào sáng sớm (tưới nhiều), 10 giờ sáng tưới lần 2 và 16 giờ chiều tưới lần 3 (2 lần sau tưới ít, vừa đủ). Nếu gặp trời mưa hoặc nhiều nước, cần phải xới xáo cho đất trong giỏ thoáng, mau thoát nước.
5. Chăm sóc
Bón phân cho cây vạn thọ trồng trong giỏ:
Ở thời điểm 10 ngày sau gieo, bắt đầu tưới phân lần đầu cho cây vạn thọ. Thành phần phân bón tưới cho cây gồm (lượng phân tưới cho 1.000 giỏ): 400 lít nước, 5 lít nước bánh dầu, 200 gram phân NPK 16:16:8. Sau đó, cách 10 ngày, tưới phân cho cây vạn thọ 1 lần, những lần sau tăng lượng nước bánh dầu lên 6 lít.
Bón thúc: sau khi trồng cây ra giỏ được 10 ngày, tiến hành bón thúc cho cây vạn thọ. Tỷ lệ phân bón có thể tham khảo công thức bón cho 1.000 giỏ như sau: 100 kg tro trấu, 100 kg phân chuồng ủ hoai, 10 kg bánh dầu nhuyễn. Sau đó, cách 7 ngày bón phân cho cây vạn thọ 1 lần, tổng cộng bón phân 4 lần cho cây vạn thọ đến ngày cây ra hoa. Ở lần bón phân thứ 2,3 thì tăng lượng bánh dầu lên 11-12 kg. Lần 4 thì bằng lần đầu.
Bón phân cho cây vạn thọ trồng trên luống:
Thời điểm 10 ngày sau khi trồng, dùng 1 kg phân DAP bón cho 1.000 cây. Hòa tan phân bón trong nước để tưới vào gốc cây hoặc rải giữa 2 hàng cây. Cách 10 ngày sau đó lại bón cho cây với lượng phân là 2 kg DAP cho 1.000 cây. Tiếp tục 10 ngày sau có thể sử dụng từ 3 đên 16 kg phân DAP để bón thúc cho cây. Lấp đất vào chân cây để vun gốc.
Cơi ngọn:
Khi cây được 35 ngày sau trồng, cây đã có 6-7 cặp lá, đồng thời các chồi nách ở cặp lá 1, 2, 3 cũng phát triển. Nên bấm đọt vào giai đoạn này để cây không cao quá mức và giúp các chồi nách phát triển để tạo nhiều bông đều mặt và đẹp, chỉ nên chừa từ 5 đến 6 cặp chồi nách. Đối với cây vạn thọ giống cao bấm đọt trễ nhất là vào ngày 5 tháng 12 âm lịch và cây vạn thọ giống lùn là ngày 10 tháng 12 âm lịch.
Khi cây được 45 ngày sau trồng, tất cả các ngọn của cây đã có nụ, nên tỉa bỏ tất cả các chồi nhỏ trong các nhánh chỉ chừa 1 bông chính để hoa lớn, đẹp và to đồng đều. Ở giai đoạn hoa bắt đầu nở, cần giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để cây phát triển tốt.
Xử lý cây vạn thọ ra hoa đồng loạt:
Ở thời điểm cây 50 ngày sau trồng, nếu hoa có biểu hiện nở sớm hơn so với dự kiến, cần kìm hãm tốc độ nở hoa của cây vạn thọ bằng cách tưới thêm phân urê (tỷ lệ 10 gram/10 lít nước), tưới ngày 2 lần (sáng, chiều) để kéo dài thời gian sinh trưởng của cây. Ngược lại, nếu hoa có biểu hiện nở muộn hơn so với dự kiến, cần ngưng tưới nước từ 1 đến 2 ngày, khi lá vừa héo rũ thì tưới nước lại vừa đủ ướt đất trong giỏ. Những ngày tiếp theo tươi nước pha với bánh dầu (6 lít nước bánh dầu với 400 lít nước) để kích thích cây ra hoa.
6. Phòng trừ sâu, bệnh gây hại
Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây vạn thọ, cần lưu ý phòng trừ một số sâu, bệnh hại như sau:
Rệp muội (Aphis sp.):
Sau khi chuẩn bị giỏ trồng, tiến hành trồng cây con vào giỏ, chú ý chỉ lấp đất tới cặp lá mầm và trồng cây vào buổi chiều mát. Trong ba ngày đầu chỉ tưới phun sương trước khi trời nắng gắt để cây dần thích nghi với môi trường. Sau đó tưới cây mỗi ngày 3 lần vào sáng sớm (tưới nhiều), 10 giờ sáng tưới lần 2 và 16 giờ chiều tưới lần 3 (2 lần sau tưới ít, vừa đủ). Nếu gặp trời mưa hoặc nhiều nước, cần phải xới xáo cho đất trong giỏ thoáng, mau thoát nước.
5. Chăm sóc
Bón phân cho cây vạn thọ trồng trong giỏ:
Ở thời điểm 10 ngày sau gieo, bắt đầu tưới phân lần đầu cho cây vạn thọ. Thành phần phân bón tưới cho cây gồm (lượng phân tưới cho 1.000 giỏ): 400 lít nước, 5 lít nước bánh dầu, 200 gram phân NPK 16:16:8. Sau đó, cách 10 ngày, tưới phân cho cây vạn thọ 1 lần, những lần sau tăng lượng nước bánh dầu lên 6 lít.
Bón thúc: sau khi trồng cây ra giỏ được 10 ngày, tiến hành bón thúc cho cây vạn thọ. Tỷ lệ phân bón có thể tham khảo công thức bón cho 1.000 giỏ như sau: 100 kg tro trấu, 100 kg phân chuồng ủ hoai, 10 kg bánh dầu nhuyễn. Sau đó, cách 7 ngày bón phân cho cây vạn thọ 1 lần, tổng cộng bón phân 4 lần cho cây vạn thọ đến ngày cây ra hoa. Ở lần bón phân thứ 2,3 thì tăng lượng bánh dầu lên 11-12 kg. Lần 4 thì bằng lần đầu.
Bón phân cho cây vạn thọ trồng trên luống:
Thời điểm 10 ngày sau khi trồng, dùng 1 kg phân DAP bón cho 1.000 cây. Hòa tan phân bón trong nước để tưới vào gốc cây hoặc rải giữa 2 hàng cây. Cách 10 ngày sau đó lại bón cho cây với lượng phân là 2 kg DAP cho 1.000 cây. Tiếp tục 10 ngày sau có thể sử dụng từ 3 đên 16 kg phân DAP để bón thúc cho cây. Lấp đất vào chân cây để vun gốc.
Cơi ngọn:
Khi cây được 35 ngày sau trồng, cây đã có 6-7 cặp lá, đồng thời các chồi nách ở cặp lá 1, 2, 3 cũng phát triển. Nên bấm đọt vào giai đoạn này để cây không cao quá mức và giúp các chồi nách phát triển để tạo nhiều bông đều mặt và đẹp, chỉ nên chừa từ 5 đến 6 cặp chồi nách. Đối với cây vạn thọ giống cao bấm đọt trễ nhất là vào ngày 5 tháng 12 âm lịch và cây vạn thọ giống lùn là ngày 10 tháng 12 âm lịch.
Khi cây được 45 ngày sau trồng, tất cả các ngọn của cây đã có nụ, nên tỉa bỏ tất cả các chồi nhỏ trong các nhánh chỉ chừa 1 bông chính để hoa lớn, đẹp và to đồng đều. Ở giai đoạn hoa bắt đầu nở, cần giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để cây phát triển tốt.
Xử lý cây vạn thọ ra hoa đồng loạt:
Ở thời điểm cây 50 ngày sau trồng, nếu hoa có biểu hiện nở sớm hơn so với dự kiến, cần kìm hãm tốc độ nở hoa của cây vạn thọ bằng cách tưới thêm phân urê (tỷ lệ 10 gram/10 lít nước), tưới ngày 2 lần (sáng, chiều) để kéo dài thời gian sinh trưởng của cây. Ngược lại, nếu hoa có biểu hiện nở muộn hơn so với dự kiến, cần ngưng tưới nước từ 1 đến 2 ngày, khi lá vừa héo rũ thì tưới nước lại vừa đủ ướt đất trong giỏ. Những ngày tiếp theo tươi nước pha với bánh dầu (6 lít nước bánh dầu với 400 lít nước) để kích thích cây ra hoa.
6. Phòng trừ sâu, bệnh gây hại
Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây vạn thọ, cần lưu ý phòng trừ một số sâu, bệnh hại như sau:
Rệp muội (Aphis sp.):
Rệp muội thường gây hại ở ngọn non, cuống lá hoặc mặt dưới lá cây vạn thọ. Rệp chích hút nhựa cây làm cho cây sinh trưởng phát triển, còi cọc, lá, hoa bị rụng. Rệp muội làm phát triển bệnh do nấm bồ hóng làm giảm năng suất và chất lượng hoa. Rễ cây vạn thọ bị hư hỏng nặng dẫn đến cây chết khi mật độ rệp muội tăng cao.
Sâu vẽ bùa (Liriomyza sp.):
Sâu vẽ bùa thường gây hại ở lá non của cây vạn thọ. Thành trùng của sâu vẽ bùa tạo nhiều lỗ hổng ở chóp lá hoặc dọc theo bìa lá rồi đẻ trứng. Trứng nở thành dòi đục biểu bì lá thành những đường màu trắng ngoằn ngoèo. Lá bị sâu đục làm biến dạng, giảm khả năng quang hợp.
Bệnh lỡ cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani:
Sâu vẽ bùa (Liriomyza sp.):
Sâu vẽ bùa thường gây hại ở lá non của cây vạn thọ. Thành trùng của sâu vẽ bùa tạo nhiều lỗ hổng ở chóp lá hoặc dọc theo bìa lá rồi đẻ trứng. Trứng nở thành dòi đục biểu bì lá thành những đường màu trắng ngoằn ngoèo. Lá bị sâu đục làm biến dạng, giảm khả năng quang hợp.
Bệnh lỡ cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani:
Bệnh thường gây hại ở giai đoạn cây con. Triệu chứng là những chấm nhỏ màu xám nâu, lỡ loét xuất hiện ở cổ rễ, phần gốc sát với mặt đất và rễ cây bị thối mềm. Khi gặp điều kiện thuận lợi, cổ rễ bị chuyển màu thâm đen, thối mục làm cho cây ngã, khi nhổ lên sẽ bị đứt gốc. Phần trên mặt đất, bộ lá vẫn xanh nhưng toàn thân đã bị héo rũ, làm cho cây chết từng đám.
Bệnh héo xanh vi khuẩn do Pseudomonas solanacearum:
Bệnh có thể gây hại ở các giai đoạn sinh trưởng cây vạn thọ. Khi cây bị bệnh, lá cây héo rũ đột ngột nhưng vẫn xanh. Cây vạn thọ bị héo rất nhanh, chỉ trong một vài ngày lá cây chết hoàn toàn. Những lá non héo trước, sau đó cây héo hoàn toàn. Cắt ngang vết bệnh thấy bó mạch bị thâm đen, dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra khi nhúng vết bệnh vào nước.
Bệnh đốm lá do nấm Alternaria sp:
Triệu chứng bệnh là những chấm nhỏ màu đen trên bề mặt lá. Ban đầu là vết nhỏ sau lan rộng thành đốm to khiến lá dần mất chất diệp lục ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây.
Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh gây hại cây vạn thọ:
Lựa chọn và gieo trồng các loại giống vạn thọ đạt tiêu chuẩn. Mật độ gieo trồng cây không quá dầy. Thường xuyên thăm vườn, dọn dẹp, tiêu hủy tàn dư thực vật trong vườn sạch sẽ. Nhổ bỏ cỏ dại phát sinh trong ruộng trồng hoặc trong giỏ. Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục ngay từ đầu vụ kết hợp sử dụng nấm đối kháng Trichoderma. Không bón thừa phân đạm. Khi phát hiện bệnh, hạn chế tưới nước vào buổi chiều tối và không tưới lên hoa. Bắt sâu bằng tay khi phát hiện trên sâu trên cây. Khi mật độ sâu, bệnh hại tăng cao có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, có thể sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ với liều lượng theo khuyến cáo. Sử dụng luân phiên các hoạt chất để tránh hiện tượng sâu, bệnh kháng thuốc. Lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải thực hiện nguyên tắc bốn đúng bao gồm đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách; tuân thủ thời gian cách ly; bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bệnh héo xanh vi khuẩn do Pseudomonas solanacearum:
Bệnh có thể gây hại ở các giai đoạn sinh trưởng cây vạn thọ. Khi cây bị bệnh, lá cây héo rũ đột ngột nhưng vẫn xanh. Cây vạn thọ bị héo rất nhanh, chỉ trong một vài ngày lá cây chết hoàn toàn. Những lá non héo trước, sau đó cây héo hoàn toàn. Cắt ngang vết bệnh thấy bó mạch bị thâm đen, dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra khi nhúng vết bệnh vào nước.
Bệnh đốm lá do nấm Alternaria sp:
Triệu chứng bệnh là những chấm nhỏ màu đen trên bề mặt lá. Ban đầu là vết nhỏ sau lan rộng thành đốm to khiến lá dần mất chất diệp lục ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây.
Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh gây hại cây vạn thọ:
Lựa chọn và gieo trồng các loại giống vạn thọ đạt tiêu chuẩn. Mật độ gieo trồng cây không quá dầy. Thường xuyên thăm vườn, dọn dẹp, tiêu hủy tàn dư thực vật trong vườn sạch sẽ. Nhổ bỏ cỏ dại phát sinh trong ruộng trồng hoặc trong giỏ. Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục ngay từ đầu vụ kết hợp sử dụng nấm đối kháng Trichoderma. Không bón thừa phân đạm. Khi phát hiện bệnh, hạn chế tưới nước vào buổi chiều tối và không tưới lên hoa. Bắt sâu bằng tay khi phát hiện trên sâu trên cây. Khi mật độ sâu, bệnh hại tăng cao có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, có thể sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ với liều lượng theo khuyến cáo. Sử dụng luân phiên các hoạt chất để tránh hiện tượng sâu, bệnh kháng thuốc. Lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải thực hiện nguyên tắc bốn đúng bao gồm đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách; tuân thủ thời gian cách ly; bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái.
TÀI LIỆU THAM KHẢO