NHẬN DẠNG MỘT SỐ SÂU BỆNH THƯỜNG XUẤT HIỆN TRÊN LÚA
Thạc sĩ BVTV Nguyễn Hồng Quyến
Cộng tác viên kỹ thuật Cty CP Đồng Xanh
I. SÂU HẠI LÚA
1. SÂU NĂN (MUỖI HÀNH)
Tên khoa học: Orseolia oryzae
a) Đặc điểm hình thái:
Trưởng thành cái dài 3-5 mm, sải cánh rộng 8-9 mm, bụng màu đỏ da cam, thành trùng đực nhỏ hơn và có màu vàng nâu. Muỗi hoạt động về ban đêm, từ chiều tối tới nửa đêm, thích ánh sáng đèn. Ban ngày thành trùng thường đậu trong bụi lúa gần mực nước hoặc bụi cây cỏ, ven bờ ruộng.
Vòng đời của sâu năn hại lúa là 25-30 ngày: Trứng: 3-4 ngày; Sâu non: 15-18 ngày; Nhộng: 4-5 ngày; Trưởng thành: 2-3 ngày.
b) Triệu chứng gây hại:
Cây lúa bị lùn, đâm rất nhiều chồi, thân cứng, lá lúa dựng đứng và có nhiều cọng lúa giống cọng năn (hành) do sâu đục vào điểm sinh trưởng của cây lúa, tiết độc tố làm cho tế bào của bẹ lá non ở vùng điểm sinh trưởng phình to, kéo dài ra phía trên và hai mép khép lại hình thành ống tròn màu xanh đọt chuối. Cọng năn hay cọng hành là do bẹ lá và phiến lá biến thành, dài 10-30 cm và rộng 1-2 mm, trong mỗi ống chỉ có 1 ấu trùng. Khoảng 7 ngày sau khi bị tấn công lá lúa sẽ mọc dài ra, tròn giống như cọng năn (hành), màu xanh nhạt hơn các lá bình thường rất dễ phát hiện.
* Biện pháp chăm sóc để cây lúa phục hồi:Trường hợp sâu năn gây hại với tỷ lệ < 40% đối với lúa mạ-đẻ nhánh, tỷ lệ < 30% đối với lúa đòng trổ, cần tiếp tục chăm sóc, bổ sung thêm lân và kali để bảo vệ bảo vệ năng suất vì lúa bị gây hại sớm sẽ mọc thêm chồi mới và có khả năng hồi phục, lúa bị gây hại muộn thường gây hại trên những chồi vô hiệu.Trường hợp tỷ lệ chồi bị hại khoảng 50-60%, nếu cây lúa bị vàng có thể bón bổ sung 2-3 kg phân Urê/1.000 m2.
* Biện pháp hóa học:
- Chỉ nên sử dụng trong các trường hợp gieo sạ giống nhiễm nặng, áp lực cao ở giai đoạn 40 ngày sau sạ (khi mật độ thành trùng cái xuất hiện > 10 con/m2), có thể sử dụng một trong số các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật có tên thương mại đăng ký phòng trừ sâu năn nhưng cần phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, với nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì của nhà sản xuất.
- Trong trường hợp ghi nhận triệu chứng sâu năn gây hại trên ruộng với tỷ lệ < 30% ở giai đoạn đẻ nhánh và không có sự phát triển mật số thành trùng sâu năn trên ruộng, không cần xử lý thuốc bảo vệ thực vật hóa học, tuyệt đối không nên phun thuốc định kỳ để ngừa sâu năn.
2. RẦY NÂU
Tên khoa học : Nilaparvata lugens
a) Đặc điểm hình thái:
Trưởng thành có 2 dạng: Cánh dài và cánh ngắn
- Rầy cánh dài được hình thành chủ yếu ở thời kỳ lúa trổ để thích hợp cho việc di chuyển đến nơi khác. Vì thế đầu vụ thường nhiễm rầy cánh dài.
- Rầy cánh ngắn có nhiều từ giai đoạn lúa làm đòng đến trổ. Có khả năng sinh sản lớn (thường gấp 2-3 lần rầy cánh dài)
- Tổng cộng vòng đời rầy khoảng 23- 27 ngày.
b) Triệu chứng gây hại:
- Cả ấu trùng và trưởng thành đều chích hút nhựa lúa, làm lúa bị cháy khô.
- Ngoài ra rầy có thể truyền virus gây bệnh lùn xoắn lá, vàng lùn.
-Khi mật số rầy nâu cao trên 3 con/tép (dảnh), có thể sử dụng các loại thuốc để phòng trừ rầy nhưng cần phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, đưa nước lên cao để thuốc dễ tiếp xúc với rầy.
3. SÂU ĐỤC THÂN 2 CHẤM
Tên khoa học: Scirpophaga incertulas (Walker)
a) Đặc điểm hình thái:
- Bướm sâu đục thân 2 chấm màu vàng nhạt, có một chấm đen rất rõ ở cuối mỗi cánh, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt.
- Bướm đực nhỏ hơn, cánh trước có màu nâu nhạt, 2 chấm đen nhỏ, cuối bụng nhọn.
- Trứng đẻ theo ổ, có lớp lông tơ màu vàng phủ bên ngoài, mỗi ổ có khoảng từ 50-150 trứng.
- Chu kỳ sâu từ 45-60 ngày
b) Triệu chứng gây hại:
Trưởng thành hoạt động về đêm, ban ngày ẩn nấp trong các bụi rậm, thích vào đèn, do đó dùng bẫy đèn có hiệu quả. Sau khi vũ hoá bắt cặp ngay, đẻ trứng ở mặt trên của lá thành từng ổ, có lông bao phủ. Sâu mới nở phân tán, chui vào bên trong bẹ lá để ăn. Khi cây lúa ở giai đoạn mạ chúng thường ăn bẹ lá. Khi cây lúa có lóng, sâu bò xuống ăn các đỉnh sinh trưởng gây chết đọt, bông bạc. Sâu non trải qua 4 lần lột xác (5 tuổi). Hoá nhộng ở trong thân dưới mặt đất 1-2 cm.
c) Biện pháp phòng trừ:
- Thu hoạch lúa phải cắt sát gốc, phơi khô.
- Cày lật đất, cho nước vào ngâm ruộng một thời gian trước khi gieo sạ.
- Sạ thưa, bón phân cân đối NPK
- Bảo vệ các loài thiên địch ký sinh trên sâu, ấu trùng, nhộng.
- Dùng thuốc hoá học: có thể sử dụng nhóm thuốc có tính lưu dẫn hoặc rải thuốc hạt khi mật số sâu cao trên lúa giai đoạn đòng trỗ.
4. SÂU CUỐN LÁ NHỎ
Tên khoa học Cnaphalocrosis medinalis
a) Đặc điểm hình thái:
- Thành trùng là 1 loại bướm có màu vàng rơm, kích thước thân dài 8 - 10 mm. Cánh xếp hình tam giác, cánh trước có viền cánh màu đen đậm, trên cánh trước có 3 đường ziczac cắt ngang. Cánh sau có 2 đường ziczac, đường mép dài, đường góc ngắn.
- Trứng màu trắng trong, bầu dục, đẻ rải rác trên mặt lá gần gân chính.
- Sâu non màu xanh lá mạ ửng vàng nhạt ở phần giữa, đầu màu nâu, giai đoạn lớn tối đa dài khoảng 3 cm. Khi đụng đến sâu bún mạnh nhả tơ và rơi xuống.
- Nhộng màu nâu sậm, thường thấy trong lá bị cuốn.
- Vòng đời của sâu từ 25-30 ngày
Hình: Các giai đoạn của sâu cuốn lá nhỏ Hình: Ấu trùng sâu cuốn lá nhỏ
b) Triệu chứng gây hại:
- Sâu non mới nở di chuyển nhanh, chui vào lá non ăn biểu bì chỉ chừa một phần mỏng, dễ phát hiện. Sau 1 thời gian sâu nhả tơ cuốn lá và nằm bên trong phá hại, thường chỉ 1 con sâu non/cuốn lá, sâu tuổi 4 có thể cuốn 2- 5 lá, trong một giai đoạn phát triển sâu có thể cuốn 3 - 4 lá.
- Sâu làm nhộng ngay trong lá, đôi khi chúng có thể chui ra, cắn đứt 2 đầu lá, nhả tơ bịt kín 2 đầu và làm nhộng bên trong. Sâu cuốn lá có thể gây hại nặng ở giai đoạn làm đòng, trổ bông.
5. RẦY CÁNH TRẮNG (PHẤN TRẮNG)
Tên khoa học: Aleurocybotus indicus
a) Đặc điểm hình thái:
- Trưởng thành rất nhỏ dài khoảng 1mm, 2 cánh lớn màu trắng phấn, nằm dưới mặt lá khi bị động thì bay nhưng đường bay ngắn.
- Trứng đẻ rải rác ở mặt dưới lá lúa.
- Ấu trùng hình bầu dục dẹt rất khó thấy, tuổi 1 có 8 chân nhưng không di chuyển, sang tuổi 2 thì chân bị thoái hóa, ấu trùng tiết sáp bao quanh thân.
b) Triệu chứng gây hại
- Trưởng thành, ấu trùng đều chích hút nhựa ở lá lúa ngay vị trí ấu trùng bám xuất hiện 1 vệt màu vàng lan dần ra ngọn lá, nhiều vết làm lá bị vàng và khô từ đầu lá xuống.Trường hợp bị nặng ruộng bị cháy khô từ trên ngọn xuống chân.
- Ấu trùng còn tiết mật làm nấm bồ hóng phát sinh.
- Rầy phát sinh mạnh trong điều kiện trời khô nóng, ít gió. Thời tiết mưa gió nhiều mật số trưởng thành giảm.
Hình: Triệu chứng gây hại của rầy phấn
Thạc sĩ BVTV Nguyễn Hồng Quyến
Cộng tác viên kỹ thuật Cty CP Đồng Xanh
I. SÂU HẠI LÚA
1. SÂU NĂN (MUỖI HÀNH)
Tên khoa học: Orseolia oryzae
a) Đặc điểm hình thái:
Trưởng thành cái dài 3-5 mm, sải cánh rộng 8-9 mm, bụng màu đỏ da cam, thành trùng đực nhỏ hơn và có màu vàng nâu. Muỗi hoạt động về ban đêm, từ chiều tối tới nửa đêm, thích ánh sáng đèn. Ban ngày thành trùng thường đậu trong bụi lúa gần mực nước hoặc bụi cây cỏ, ven bờ ruộng.
Vòng đời của sâu năn hại lúa là 25-30 ngày: Trứng: 3-4 ngày; Sâu non: 15-18 ngày; Nhộng: 4-5 ngày; Trưởng thành: 2-3 ngày.
b) Triệu chứng gây hại:
Cây lúa bị lùn, đâm rất nhiều chồi, thân cứng, lá lúa dựng đứng và có nhiều cọng lúa giống cọng năn (hành) do sâu đục vào điểm sinh trưởng của cây lúa, tiết độc tố làm cho tế bào của bẹ lá non ở vùng điểm sinh trưởng phình to, kéo dài ra phía trên và hai mép khép lại hình thành ống tròn màu xanh đọt chuối. Cọng năn hay cọng hành là do bẹ lá và phiến lá biến thành, dài 10-30 cm và rộng 1-2 mm, trong mỗi ống chỉ có 1 ấu trùng. Khoảng 7 ngày sau khi bị tấn công lá lúa sẽ mọc dài ra, tròn giống như cọng năn (hành), màu xanh nhạt hơn các lá bình thường rất dễ phát hiện.
* Biện pháp chăm sóc để cây lúa phục hồi:Trường hợp sâu năn gây hại với tỷ lệ < 40% đối với lúa mạ-đẻ nhánh, tỷ lệ < 30% đối với lúa đòng trổ, cần tiếp tục chăm sóc, bổ sung thêm lân và kali để bảo vệ bảo vệ năng suất vì lúa bị gây hại sớm sẽ mọc thêm chồi mới và có khả năng hồi phục, lúa bị gây hại muộn thường gây hại trên những chồi vô hiệu.Trường hợp tỷ lệ chồi bị hại khoảng 50-60%, nếu cây lúa bị vàng có thể bón bổ sung 2-3 kg phân Urê/1.000 m2.
* Biện pháp hóa học:
- Chỉ nên sử dụng trong các trường hợp gieo sạ giống nhiễm nặng, áp lực cao ở giai đoạn 40 ngày sau sạ (khi mật độ thành trùng cái xuất hiện > 10 con/m2), có thể sử dụng một trong số các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật có tên thương mại đăng ký phòng trừ sâu năn nhưng cần phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, với nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì của nhà sản xuất.
- Trong trường hợp ghi nhận triệu chứng sâu năn gây hại trên ruộng với tỷ lệ < 30% ở giai đoạn đẻ nhánh và không có sự phát triển mật số thành trùng sâu năn trên ruộng, không cần xử lý thuốc bảo vệ thực vật hóa học, tuyệt đối không nên phun thuốc định kỳ để ngừa sâu năn.
2. RẦY NÂU
Tên khoa học : Nilaparvata lugens
a) Đặc điểm hình thái:
Trưởng thành có 2 dạng: Cánh dài và cánh ngắn
- Rầy cánh dài được hình thành chủ yếu ở thời kỳ lúa trổ để thích hợp cho việc di chuyển đến nơi khác. Vì thế đầu vụ thường nhiễm rầy cánh dài.
- Rầy cánh ngắn có nhiều từ giai đoạn lúa làm đòng đến trổ. Có khả năng sinh sản lớn (thường gấp 2-3 lần rầy cánh dài)
- Tổng cộng vòng đời rầy khoảng 23- 27 ngày.
b) Triệu chứng gây hại:
- Cả ấu trùng và trưởng thành đều chích hút nhựa lúa, làm lúa bị cháy khô.
- Ngoài ra rầy có thể truyền virus gây bệnh lùn xoắn lá, vàng lùn.
-Khi mật số rầy nâu cao trên 3 con/tép (dảnh), có thể sử dụng các loại thuốc để phòng trừ rầy nhưng cần phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, đưa nước lên cao để thuốc dễ tiếp xúc với rầy.
3. SÂU ĐỤC THÂN 2 CHẤM
Tên khoa học: Scirpophaga incertulas (Walker)
a) Đặc điểm hình thái:
- Bướm sâu đục thân 2 chấm màu vàng nhạt, có một chấm đen rất rõ ở cuối mỗi cánh, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt.
- Bướm đực nhỏ hơn, cánh trước có màu nâu nhạt, 2 chấm đen nhỏ, cuối bụng nhọn.
- Trứng đẻ theo ổ, có lớp lông tơ màu vàng phủ bên ngoài, mỗi ổ có khoảng từ 50-150 trứng.
- Chu kỳ sâu từ 45-60 ngày
b) Triệu chứng gây hại:
Trưởng thành hoạt động về đêm, ban ngày ẩn nấp trong các bụi rậm, thích vào đèn, do đó dùng bẫy đèn có hiệu quả. Sau khi vũ hoá bắt cặp ngay, đẻ trứng ở mặt trên của lá thành từng ổ, có lông bao phủ. Sâu mới nở phân tán, chui vào bên trong bẹ lá để ăn. Khi cây lúa ở giai đoạn mạ chúng thường ăn bẹ lá. Khi cây lúa có lóng, sâu bò xuống ăn các đỉnh sinh trưởng gây chết đọt, bông bạc. Sâu non trải qua 4 lần lột xác (5 tuổi). Hoá nhộng ở trong thân dưới mặt đất 1-2 cm.
c) Biện pháp phòng trừ:
- Thu hoạch lúa phải cắt sát gốc, phơi khô.
- Cày lật đất, cho nước vào ngâm ruộng một thời gian trước khi gieo sạ.
- Sạ thưa, bón phân cân đối NPK
- Bảo vệ các loài thiên địch ký sinh trên sâu, ấu trùng, nhộng.
- Dùng thuốc hoá học: có thể sử dụng nhóm thuốc có tính lưu dẫn hoặc rải thuốc hạt khi mật số sâu cao trên lúa giai đoạn đòng trỗ.
4. SÂU CUỐN LÁ NHỎ
Tên khoa học Cnaphalocrosis medinalis
a) Đặc điểm hình thái:
- Thành trùng là 1 loại bướm có màu vàng rơm, kích thước thân dài 8 - 10 mm. Cánh xếp hình tam giác, cánh trước có viền cánh màu đen đậm, trên cánh trước có 3 đường ziczac cắt ngang. Cánh sau có 2 đường ziczac, đường mép dài, đường góc ngắn.
- Trứng màu trắng trong, bầu dục, đẻ rải rác trên mặt lá gần gân chính.
- Sâu non màu xanh lá mạ ửng vàng nhạt ở phần giữa, đầu màu nâu, giai đoạn lớn tối đa dài khoảng 3 cm. Khi đụng đến sâu bún mạnh nhả tơ và rơi xuống.
- Nhộng màu nâu sậm, thường thấy trong lá bị cuốn.
- Vòng đời của sâu từ 25-30 ngày
Hình: Các giai đoạn của sâu cuốn lá nhỏ Hình: Ấu trùng sâu cuốn lá nhỏ
b) Triệu chứng gây hại:
- Sâu non mới nở di chuyển nhanh, chui vào lá non ăn biểu bì chỉ chừa một phần mỏng, dễ phát hiện. Sau 1 thời gian sâu nhả tơ cuốn lá và nằm bên trong phá hại, thường chỉ 1 con sâu non/cuốn lá, sâu tuổi 4 có thể cuốn 2- 5 lá, trong một giai đoạn phát triển sâu có thể cuốn 3 - 4 lá.
- Sâu làm nhộng ngay trong lá, đôi khi chúng có thể chui ra, cắn đứt 2 đầu lá, nhả tơ bịt kín 2 đầu và làm nhộng bên trong. Sâu cuốn lá có thể gây hại nặng ở giai đoạn làm đòng, trổ bông.
5. RẦY CÁNH TRẮNG (PHẤN TRẮNG)
Tên khoa học: Aleurocybotus indicus
a) Đặc điểm hình thái:
- Trưởng thành rất nhỏ dài khoảng 1mm, 2 cánh lớn màu trắng phấn, nằm dưới mặt lá khi bị động thì bay nhưng đường bay ngắn.
- Trứng đẻ rải rác ở mặt dưới lá lúa.
- Ấu trùng hình bầu dục dẹt rất khó thấy, tuổi 1 có 8 chân nhưng không di chuyển, sang tuổi 2 thì chân bị thoái hóa, ấu trùng tiết sáp bao quanh thân.
b) Triệu chứng gây hại
- Trưởng thành, ấu trùng đều chích hút nhựa ở lá lúa ngay vị trí ấu trùng bám xuất hiện 1 vệt màu vàng lan dần ra ngọn lá, nhiều vết làm lá bị vàng và khô từ đầu lá xuống.Trường hợp bị nặng ruộng bị cháy khô từ trên ngọn xuống chân.
- Ấu trùng còn tiết mật làm nấm bồ hóng phát sinh.
- Rầy phát sinh mạnh trong điều kiện trời khô nóng, ít gió. Thời tiết mưa gió nhiều mật số trưởng thành giảm.
Hình: Triệu chứng gây hại của rầy phấn