Hỏi Đáp
Tran v tien (Bên tre).vào lúc: 19:43 - 08 -10 -2019 đã hỏi
Thuốc điều hòa sinh trưởng Stoplant 5WP có thể sử dụng để khống chế chiều cao cây đậu phộng và tạo củ tương tự Bidamin. Hiệu quả tương đương Bidamin nhưng giá thành sẽ cao hơn 1 ít..
Thân mến.
trận v tien (bên tre).vào lúc: 19:01 - 03 -10 -2019 đã hỏi
Phun Bidamin 15WP vào thời điểm cơi bông thứ 4 (55-60 ngày sau gieo) là hiệu quả nhất nhe anh.
Cảm ơn anh đã tin dùng sản phẩm của Cty.
mai tuan (dinh quan , dong nai ).vào lúc: 23:19 - 25 -08 -2018 đã hỏi
Đối tượng như miêu tả cũng là chung nhóm rệp sáp, hay còn gọi là rệp dính. Loại này cũng trị như rệp sáp thông thường, nhưng hơi khó hơn một chúc. Cần phải phun 2 lần (cách nhau 5-7 ngày) mới diệt triệt để.
Cách phòng trị: - Bao trái khi trái đã qua thời kỳ rụng sinh lý (khoảng cở ngón tay cái)
- Phun một trong các loại thuốc sau: Alfacua 10EC, Apphe 40EC, Apphe 666EC, Losmine 250EC, Imitox 10WP, Imitox 700WG, Quiafos 25EC.
Chúc thành công !
Dong (Tan thanh. Tan chau. An).vào lúc: 20:51 - 06 -07 -2018 đã hỏi
Nông Hương ().vào lúc: 13:44 - 10 -03 -2018 đã hỏi
Đặng Thị Trường (Thôn Đông, An Vĩnh, Lý Sơn, Quảng Ngãi).vào lúc: 20:15 - 22 -01 -2018 đã hỏi
Chị vui lòng liên hệ nhà phân phối hàng Đồng Xanh tại Qui Nhơn
Địa chỉ: Tổ 3, khu vực 1, Phường Trần Quang Diệu, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
Điện thoại: 056 3841 151Di động: 0913 440 879 - 0914 139 695 (chị Hồng)
NGUYEN VAN NGOC ().vào lúc: 07:26 - 02 -07 -2017 đã hỏi
Theo thông tin bạn cung cấp thì chưa đủ cơ sở để hiểu được nguyên nhân lá bị dập. Có thể do mưa lớn hoặc bị nấm bệnh tấn công??
Bạn vui lòng cung cấp thêm ít thông tin về điều kiện canh tác cây rau húng quế và vài hình ảnh lá bị dập như thế nào để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn tốt hơn. (có thể gửi qua zalo số máy 01297499919).
Chào bạn
Vũ Mạnh Cường (Mễ sở, văn giang, hưng yên).vào lúc: 10:26 - 29 -06 -2017 đã hỏi
Đại lý của anh ở khu vực nào ạ? Trên trang web của cty CP Đồng Xanh, Anh vui lòng vào Kênh Phân Phối / Nhà Phân Phối và nhấp vào tỉnh thuộc khu vực của mình muốn mở đại lý và liên hệ với số điện thoại nhân viên thị trường của Cty ở bên dưới sẽ hướng dẫn anh mua hàng qua cấp 1 nào thuận tiện nhé.
Thân chào,
Viet Le (25/3 long ho vinh long ).vào lúc: 14:20 - 23 -06 -2017 đã hỏi
Cảm ơn bạn.
Nguyễn anh po (Tây sơn,bình định).vào lúc: 23:19 - 27 -03 -2017 đã hỏi
- Cây đậu phụng giai đoạn 55- 60 ngày (cơi bông thứ 4) có thể phun Bidamin 15WP để giúp sự tạo củ của những cơi bông trước tốt hơn. Liều lượng phun 20-25gr/ bình 16 lít, phun 2 bình/1000m2. Không nên phun quá sớm (trước 50 ngày) vì sẽ ảnh hưởng xấu cho sự tạo củ.
- Cây đậu bệnh gỉ sắt, đốm lá có thể phun Tridozole 75WP hoặc Hotisco 300EC sẽ có hiệu quả tốt.
- Giai đoạn vào củ thường sử dụng Canxi bón gốc sẽ cho củ chắc và nặng. 75-80 ngày là sắp thu hoạch rồi; giai đoạn này cây chuyển hóa tập trung nuôi củ, không cần thiết sử dụng phân để nuôi lá nữa.
Thân mến.
Vanchuong (Quangngai).vào lúc: 08:00 - 18 -03 -2017 đã hỏi
Phân bón rễ tốt nhất là bón vào ...rễ. Tuy nhiên trong một số trường hợp như bị khô hạn rễ ko hấp thu được phân thì cũng có thể hòa vào nước để phun hổ trợ trên lá.
Thân mến
Tranvanthai (Quangngai).vào lúc: 21:30 - 17 -03 -2017 đã hỏi
Thông thường, mỗi dạng thuốc sẽ được hướng dẫn cách sử dụng cụ thể; Ví dụ thuốc hạt chỉ sử dụng để rải, thuốc bột để hòa nước hoặc phun trực tiếp lên tán cây,....Không thể lấy thuốc hạt hòa nước tưới hoặc phun; Nhưng cũng có vài loại thuốc có thể hòa nước để tưới gốc hoặc phun trực tiếp trên tán lá, VD: Bidamin 15WP tưới gốc xoài cho hiệu quả cao hơn phun trên lá nhưng phun trên lá cây có múi lại cho hiệu quả tốt hơn tười gốc,...
Do vậy anh có thể cho biết cụ thể hơn là thuốc loại nào để chúng tôi có thể tư vấn tốt hơn cho anh.
Thân chào
Bùi hanh (Hai duong).vào lúc: 20:09 - 11 -03 -2017 đã hỏi
Bạn nên chụp hình và gửi qua Zalo theo số máy 01297499919 để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn tốt hơn nhé.
Hiện tượng trái ớt bị cong tròn, vặn vẹo có thể do các nguyên nhân:
- Bệnh khảm do virus, biểu hiện cây kém phát triển, đọt bị chùn, lá non bị xoăn, bông trái kém. Bệnh này ko có thuốc trị, bạn nên nhổ bỏ những cây bệnh đem tiêu hủy để tránh lây lan. Ngừa bệnh bằng cách phun các loại thuốc trừ rầy, bọ trĩ như: Imitox 700WG, Conphai 10WP, Ranaxa 25WG,….
- Do thiếu dinh dưỡng trung, vi lượng: Canxi, ma nhê, Kẽm, ....Bạn có thể bổ sung cho cây bằng cách phun bổ sung các phân bón trung vi lượng cao cấp (nhờ đại lý tư vấn)
- Do thời tiết nóng lạnh thất thường. Bạn có thể bón nhiều hữu cơ và giữ ẩm tốt để cây phát triển khỏe chống chịu được với điều kiện bất lợi.
Thân mến chào bạn
Tranvanthai (Quangngai).vào lúc: 19:41 - 06 -03 -2017 đã hỏi
Thân mến.
Tranvanthai (Quangngai).vào lúc: 11:52 - 06 -03 -2017 đã hỏi
Có 2 loại đốm lá trên ớt:
1/ Đốm mắt cua do nấm Cercospora capsici gây ra. Vết bệnh đặc trưng là những hình tròn màu nâu nhỏ có vẻ như đẫm nước. Lá có thể rụng nhiều khi bị phát bệnh. Bệnh nặng khi thời tiết nóng và ẩm. Phòng và trị bệnh bằng 1 trong các loại thuốc sau: Do one 250SC, Binhnavil 50SC, Hotisco 300EC
2/ Bệnh đốm vi khuẩn : Các vết đốm lá đầu tiên xuất hiện như những vết đốm nhỏ, có góc cạnh ở mặt dưới của lá. Bệnh này ít phổ biến. Có thể phun ngừa bằng thuốc Senly 2.1SL hoặc các loại thuốc gốc đồng.
Thân mến chào anh.
Tranvanthai (Quangngai).vào lúc: 19:22 - 01 -03 -2017 đã hỏi
Tôi chưa hiểu rõ "thuốc dưỡng cây" mà anh gọi là thuốc trừ nấm bệnh hay phân bón lá?
- Nếu là thuốc trừ nấm bệnh thì anh nên thay đổi gốc thuốc khoảng 2-3 vụ/ lần vì thuốc trừ nấm bệnh cũng bị kháng giống như thuốc trừ sâu.
- Nếu là phân bón lá thì không cần phải thay đổi thường xuyên.
Thân chào anh.
Vanchuong (Quangngai).vào lúc: 19:11 - 24 -02 -2017 đã hỏi
Anh cần bổ sung đồng kẽm sắt cho cây khi cây có triệu chứng thiếu (thường vào các giai đoạn hoa- trái). Có thể sử dụng các loai phân bón lá cao cấp có chứa trung vi lượng để phun trực tiếp lên lá. Cụ thể anh nên đến các cửa hàng vật tư nông nghiệp để hỏi vì hiện nay có rất nhiều sản phẩm loại này.
Thân chào.
Nguyễn Thị Hòa (hà tu, Hạ Long, quảng Ninh).vào lúc: 14:02 - 17 -02 -2017 đã hỏi
Tùy từng loại cây trồng có thể sử dụng loại thuốc và liều lượng khác nhau. Chị cần nói rõ hơn sâu bệnh trên cây gì tôi mới có thể tư vấn cụ thể hơn nhé.
Chị tham khảo:
- Bọ trĩ, nhện: sử dụng Abatimec 3.6EC, Imitox 70WP, Mospha 80EC, Dầu khoáng 98.8EC
- Phấn trắng, cháy lá: sử dụng Aconeb 70WP, Cythala 75WP, Doone 250SC. Hotisco 300EC, Hatsang 40EC, StarDX 250SC
- Xoăn lá: thường không có thuốc trị (do virus)
Thân mến chào chị.
nguyễn ngọc tuấn (466a phước an dak lak).vào lúc: 13:48 - 24 -01 -2017 đã hỏi
Thời gian gần đây, không riêng gì vườn sầu riêng của anh bị hiện tượng rụng lá chết cây mà nhiều nhà vườn khác cũng bị như vậy. Hiện tượng này là do thời tiết mưa nhiều trong những tháng trước làm cho ẩm độ đất cao, bộ rễ cây phát triển kém, ko hô hấp được. Bị nặng thì cây có thể suy yếu và chết.
Để khắc phục thì anh nên đào rảnh thoát nước (nếu có bị ứ nước trong vườn), xới nhẹ vùng rể và bón thêm phân hữu cơ có trộn thêm ít chất kích thích ra rễ để tạo rễ mới. Anh cũng có thể kết hợp tưới thêm thuốc Agofast 80WP hoặc Foscy 72WP để ngừa một số nấm gây hại trong đất
Cây sẽ phục hồi dần sau 1 vài tháng.
Thân mến
Vanchuong (Quangngai).vào lúc: 19:53 - 18 -01 -2017 đã hỏi
Trên ớt con, phần giữa thân ớt bị teo tóp và khô đi mà phần đọt vẫn xanh tốt là hiện tượng hơi lạ. Thông thường thân ớt teo tóp thì phần ngọn sẽ bị héo và chết dần vì ko dẫn nước và dinh dưỡng lên trên được.
Bạn hãy quan sát kỹ chỗ phần thân tóp và khô xem mạch nhựa có bị hư hay ko nhé: nếu ko bị hư thì có thể do côn trùng cắn 1 phần thân; còn nếu mạch nhựa bị hư thì cây ớt đã bị nấm bệnh tấn công, sau đó đọt cũng héo dần và chết, trường hợp này bạn có thể sử dụng thuốc Foscy 72WP hoặc Cythala 75WP phun 7- 10 ngày 1 lần nhé.
Thân mến
Cty ko có đại lý phân phối chính thức tại Quãng Ngãi, Chỉ có tại Bình Định.
Tranvanthai (Quangngai).vào lúc: 19:40 - 18 -01 -2017 đã hỏi
Trên ớt con, phần giữa thân ớt bị teo tóp và khô đi mà phần đọt vẫn xanh tốt là hiện tượng hơi lạ. Thông thường thân ớt teo tóp thì phần ngọn sẽ bị héo và chết dần vì ko dẫn nước và dinh dưỡng lên trên được.
Bạn hãy quan sát kỹ chỗ phần thân tóp và khô xem mạch nhựa có bị hư hay ko nhé: nếu ko bị hư thì có thể do côn trùng cắn 1 phần thân; còn nếu mạch nhựa bị hư thì cây ớt đã bị nấm bệnh tấn công, sau đó đọt cũng héo dần và chết, trường hợp này bạn có thể sử dụng thuốc Foscy 72WP hoặc Cythala 75WP phun 7- 10 ngày 1 lần nhé.
Thân mến
Cty ko có đại lý phân phối chính thức tại Quãng Ngãi, Chỉ có tại Bình Định.
Nguyễn Thanh Tùng (Tây Ninh).vào lúc: 17:27 - 18 -01 -2017 đã hỏi
Theo mô tả thì ớt của bạn bị bệnh do Virus gây ra và rầy mềm, bọ trĩ chích hút làm vector truyền bệnh. Bệnh thường gây hại ở giai đoạn cây ra hoa kết trái trở về sau, bệnh gây hại nặng trong mùa nắng nóng.
Bệnh thường làm lá đọt nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn, cây trở nên giòn dễ gãy. Bệnh nặng cây còi cọc, hoa bị vàng nhỏ và rụng, cây rất ít trái, trái nhỏ và vặn vẹo. Cuối cùng cây có thể bị chết.
Để phòng trị tốt thì bạn nên:
- Không sử dụng nguồn giống ở những ruộng bị bệnh.
- Bón phân cân đối và tăng cường thêm lượng phân chuồng hoai mục để tăng khả năng chống chịu được bệnh.
- Phun các loại thuốc trừ rầy, bọ trĩ như: Imitox 700WG, Conphai 10WP, Ranaxa 25WG,….Phun khoảng 10 ngày/1 lần.
Thân mến.
tranvanthai (quangngai).vào lúc: 18:30 - 07 -01 -2017 đã hỏi
Đó là bệnh do Virus gây ra và rầy mềm, bọ trĩ chích hút làm vector truyền bệnh. Bệnh thường gây hại ở giai đoạn cây ra hoa kết trái trở về sau, bệnh gây hại nặng trong mùa nắng nóng.
Bệnh làm lá đọt nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn, cây trở nên giòn dễ gãy. Bệnh nặng cây còi cọc, hoa bị vàng nhỏ và rụng, cây rất ít trái, trái nhỏ và vặn vẹo. Cuối cùng cây có thể bị chết.
Cách phòng ngừa:
- Không sử dụng nguồn giống ở những ruộng bị bệnh.
- Bón phân cân đối và tăng cường thêm lượng phân chuồng hoai mục để tăng khả năng chống chịu được bệnh.
- Phun 1 trong các loại thuốc trừ rầy, bọ trĩ như: Imitox 700WG, Conphai 10WP, Ranaxa 25WG
Nguyễn thi kim hà (Buôn ma thuột ).vào lúc: 17:37 - 05 -01 -2017 đã hỏi
hoang minh (chiem hoa ,tuyen quang).vào lúc: 16:13 - 04 -01 -2017 đã hỏi
hoang minh (chiem hoa ,tuyen quang).vào lúc: 15:04 - 04 -01 -2017 đã hỏi
Triệu chứng sưng rễ còn gọi là bướu rễ, bệnh do tuyến trùng gây ra làm cho cây kém phát triển, lá vàng và rụng dần; cây có thể bị héo khi nắng nóng. Bệnh làm cây chết chậm, tuy nhiên có sự kết hợp tác nhân khác có thể làm cây chết nhanh sau 5-7 ngày.
Các biện pháp phòng trị
Chúc anh thành công
Tranvanthai (Quangngai).vào lúc: 17:14 - 29 -11 -2016 đã hỏi
Nếu bạn mô tả kỹ hơn và có hình ảnh minh họa thì tôi có thể hướng dẫn bạn chính xác hơn.
Trên ớt giai đoạn cây con có một số bệnh hại làm vàng lá hoặc chết cây có thể gặp là:
1/ Bệnh chết cây con do nấm: cây bị bệnh không đứng thẳng mà ngã sang một bên, lá rũ, cây còi cọc và chết. Bệnh chết cây con thường thấy khi ẩm độ và nhiệt độ cao. Bệnh thường xuất hiện khi gieo quá dầy, tưới nước quá nhiều nhất là khi gieo hạt mùa mưa mà không có giàn che. Bạn có thể sử dụng Binhnavil 50SC hoặc Agofast 80WP để phun ngừa và trị, 7-10 ngày phun 1 lần.
2/ Bệnh héo vàng do Fusarium: lá biến vàng và héo dần từ lá dưới gốc lên lá trên ngọn, cây sinh trưởng kém, cuối cùng toàn cây bị héo và chết. Có thể sử dụng 1 trong các loại thuốc sau: Dizeb M45 80WP, Doone250SC, Binhnavil 50SC, Cythala 75WP.
Phun thuốc lên cây và tưới vào gốc để ngừa khi bệnh mới xuất hiện (xử lý 2-3 lần cách nhau 7 ngày)
Lưu ý Nhổ bỏ cây bị bệnh, xử lý đất bằng vôi, hạn chế tưới nước để tránh lây lan
Chúc bạn thành công
Phạm Văn Bình (Đăk nông).vào lúc: 18:43 - 02 -10 -2016 đã hỏi
Hiện nay Cty có bán nhiều loại thuốc sử dụng cho cấy tiêu, bao gồm:
- Thuốc trừ sâu như: Losmine 250EC, Losmine 5G, Abatimec3.6EC, Doabin 5.4EC, Dầu khoáng, Cyrux, Perthrin, Conphai, Imitox,,.....,
- Thuốc trừ nấm bệnh như: Agofast 80WP, Foscy 72WP, Tomet, Atulvin, Indiavil 50SC, Do.one 250SC, Hotisco 300EC,....
Anh có nhu cầu có thể liên hệ các đại lý trong khu vực nhé.
Bệnh tiêu điên trên tiêu do virus gây ra và hiện nay chưa có thuốc trị anh nhé.
Thân chào.
trần đình kiên ().vào lúc: 09:29 - 21 -09 -2016 đã hỏi
Anh vui lòng nói rõ hơn loại thuốc anh muốn sử dụng để chúng tôi có thể tư vấn tốt nhất cho anh nhé.
Thân mến
Dinh ngoc cuong (Binh hoa nam, duc hue, long an).vào lúc: 23:26 - 16 -09 -2016 đã hỏi
Việc sử dụng Bidamin cho ra hoa trái vụ trên chanh giấy hiện nay chưa có khảo nghiệm chính thức nên chúng tôi chưa dám khuyến cáo cụ thể. Tuy nhiên theo kinh nghiệm 1 số nhà vườn đã có xử lý thì đạt hiệu quả rất cao và ít tốn kém. Các lưu ý quan trọng khi xử lý Bidamin:
- Cây phải đủ dinh dưởng, sung.
- Tỉa cành tạo tán và bón phân cho chanh ra đọt non. Thời điểm xử lý Bidamin thì đọt chanh phải bảo đảm đủ giá
- Chỉ xử lý bằng cách phun trên lá; liều lượng 40-50 gram thuốc/bình 16 lít tùy theo cây lớn hoặc nhỏ.
- Sau khi phun khoảng 1 tháng thì chanh sẽ ra hoa tập trung, Lúc này nên phun thêm Thiure để hổ trợ chanh ra hoa đồng loạt.
Anh nên tham khảo thêm các nhà vườn đã từng làm có kinh nghiệm để đạt hiệu quả cao hơn.
Tại TP HCM anh muốn mua hàng thì liên hệ Diệu Phương sđt 0914396799
Thân mến
Ng van su (Dong thap).vào lúc: 18:38 - 16 -09 -2016 đã hỏi
Theo anh mô tả thì có lẽ đó là bệnh đốm lá do nấm. Triệu chứng như sau:
Trên lá hành non thường có những đốm trắng, tròn, sau đó chuyển sang màu vàng nhạt, dó là bệnh do nấm Cercospora dudiae gây ra. Bệnh thường gây hại ở phần chóp lá rồi lan dần xuống dưới gốc lá làm cho lá trở nên màu nâu xám, khô. Bệnh nặng làm các lá đều bị bệnh, bụi hành trở nên vàng, các chóp lá bị hư, phát triển kém, giảm năng suất hành rất đáng kể. Anh có thể hạn chế bệnh bằng cách bón phân cân đối và đầy đủ, tăng cường bón phân chuồng hoai mục cho ruộng hành. Nếu thấy bệnh chớm xuất hiện, thì có thể phun một trong các loại thuốc sau: Binhnavil 50SC, Tomet 70WP, Dobexyl 50WP. Phun 7-10 ngày/lần theo liều lượng khuyến cáo
Thân mến.
Nguyễn ngọc Nam (Hải Dương).vào lúc: 17:10 - 06 -09 -2016 đã hỏi
Hành bị khô đầu lá thì anh có thể sử dụng 1 trong các loại thuốc sau:
- Binhnavil 50SC
- Hotisco 300EC
Phun theo liều lượng khuyến cáo trên nhãn nhé.
Chúc anh thành công
vo nguyen quoc viet (phu tan dinh quan dong nai).vào lúc: 19:16 - 02 -09 -2016 đã hỏi
Khổ qua có hiện tượng xoăn đọt có thể có nhiều nguyên nhân:
1/ Rầy mềm: thường bám vào đọt non hoặc mặt dưới lá non; Chúng chích hút nhựa và truyền chất độc làm cho đọt bị xoăn và teo tóp. Nếu phát hiện anh có thể sử dụng Imitox 700WG để phun xịt rất hiệu quả. Sau phun thuốc anh có thể phun thêm phân bón lá hoặc thuốc kích thích Highplant 10WP (1 gói 2gram pha 40 lít nước )
2/ Bọ trĩ: sống tập trung trên đọt non và mặt dưới lá non. Chúng chích hút nhựa và truyền bệnh làm cây bị xoăn đọt. Anh có thể sử dụng Conphai 10WP phun trị cũng rất hiệu quả.
Chúc anh thành công
Nguyễn thanh son (Hau giang).vào lúc: 23:16 - 17 -07 -2016 đã hỏi
Rau màu chỉ bị ngập nước trong thời gian 3 giờ thì chắc là không ảnh hưởng gì nhiều đến năng suất. Anh không cần quá lo lắng. Nếu có điều kiện thì anh nên lên líp cao trong mùa mưa trước khi xuống giống và làm mương rảnh thoát nước để chống úng khi bị ngập. Triệu chứng bị úng thường thấy là lá bị vàng úa do rễ bị thối.
Thân mến.
nguyen tan tai (binh tan).vào lúc: 12:49 - 08 -07 -2016 đã hỏi
Nhân viên cty sẽ liên hệ với anh ngay ạ.
Cảm ơn anh.
Kieu tham (Ha noi).vào lúc: 14:56 - 24 -06 -2016 đã hỏi
Bạn nên viết chữ có dấu để dễ đọc. Qua thư tôi hiểu bạn đang muốn hỏi thuốc để trừ sâu đục trong ống hành phải vậy ko ạ?
Hiện nay, trên hành loại sâu khó trị nhất là sâu xanh da láng và sâu ăn tạp.
- Sâu xanh da láng: Sâu non đục lỗ nhỏ chui vào bên trong cọng hành ăn phần xanh của lá. Khi sâu còn nhỏ trong một cọng hành có thể có hàng chục con, khi lớn chúng phân tán dần sang các lá khác. Loài sâu này cắn phá mạnh làm cọng hành bị khô héo, chết, gẫy gập, xơ xác, cả bụi hành trở nên vàng úa, còi cọc cả ruộng hành bị trắng xoá, tàn lụi.

- Sâu ăn tạp: Sâu keo ăn toàn bộ thịt lá, chỉ để lại phần biểu bì lá, sau đó lá khô teo đi và bị héo toàn bộ. Đối với hành và hành củ sâu non tuổi nhỏ ăn bề mặt của lá sau, tạo thành cửa sổ và chỉ rời khỏi lá khi thức ăn hết.
Bạn có thể sử dụng thuốc Perthrin 50EC hay Lufenron 50EC để phun trị rất hiệu quả.
Liều lượng sử dụng được ghi trên nhãn chai.
Chúc bạn thành công
nguyễn ngọc thình (hiếu phụng).vào lúc: 08:17 - 15 -06 -2016 đã hỏi
Bidamin có tác dụng ức chế sinh trưởng và kích thích sinh sản đối với cây lúa. Do vậy khi sử dụng cho lúa sẽ giúp lúa hạn chế chiều cao, cứng cây, hạn chế đỗ ngả giai đoạn sau trổ. Ngoài ra, nếu xử lý giai đoạn tượng khối sơ khởi, thuốc còn giúp đòng lúa phát triển mạnh và tốt hơn.
Chúc bạn thành công.
Hứa Văn Giang ().vào lúc: 19:34 - 07 -06 -2016 đã hỏi
Bạn vui lòng liên hệ với số điện thoại 0129.749.9917 . Nhân viên thị trường khu vực sẽ hướng dẫn nơi mua hàng gần khu vực của bạn nhất ạ.
Cảm ơn bạn.
Hà minh (Tuyên quang).vào lúc: 12:12 - 18 -04 -2016 đã hỏi
Ở khu vực Tuyên Quang bạn vui lòng liên hệ cty Phương Đông để mua hàng Đồng Xanh nhé. Điện thoại: 0321 3985 837
Cảm ơn bạn.
Ngô Minh Trí (30 đường E thôn 2 xã cư ê bua tp.buôn ma thuột tỉnh đăk lắk).vào lúc: 19:38 - 29 -02 -2016 đã hỏi
Huu (Tien Giang).vào lúc: 21:22 - 20 -01 -2016 đã hỏi
MAI VÂN (LONG AN).vào lúc: 11:12 - 12 -12 -2015 đã hỏi
Bạn vui lòng vào danh mục sản phẩm của Đồng Xanh theo đường dẫn sau:
http://dongxanhvn.com/danh-muc-san-pham.html
Và click vào Tên sản phẩm nào bạn cần xem chứng nhận hợp qui.
Cảm ơn bạn,
nguyen thuong (tan thanh tan thanh long an).vào lúc: 15:17 - 19 -11 -2015 đã hỏi
Trước đây, trồng sen ít bị sâu bệnh tấn công. Tuy nhiên khi thâm canh nhiều vụ liên tục thì đã có xuất hiện nhiều loại sâu bệnh hơn. Việc phòng trị bệnh trên sen thường hiệu quả không cao lắm do sen sống trong nước. Muốn phòng trị hiệu quả thì cần phải rút nước trước khi phun thuốc, sau đó 3-5 ngày cho nước vào lại bình thường.
Bạn có thể chọn 1 trong các loại thuốc sau để phòng trị bệnh trên sen: Aconeb 70WP, Do.one 250SC, Cythala 72WP. Khi phun có thể cộng với Dầu khoáng 98.8EC (35ml/bình 16 lít) để tăng hiệu quả thuốc và phòng trị 1 số côn trùng, nhện.
Chúc bạn thành công
nong dan (an giang).vào lúc: 21:57 - 04 -11 -2015 đã hỏi
Chào bạn
Nguyễn ngọc tuấn (Âp bình chánh xã bình thành huyện thanh bình tỉnh đồng tháp).vào lúc: 12:24 - 13 -10 -2015 đã hỏi
Lúa của bạn mới 25 ngày tuổi mà đã rải phân đến 3 lần là hơi nhiều rồi. Nếu bạn bón với liều lượng thông thường mà lúa vẫn không tốt thì phải kiểm tra những yếu tố khác.
Trước tiên bạn hãy kiểm tra bộ rễ, nếu rễ bị thối và lá bị vàng thì có khả năng bị ngộ độc hữu cơ; Nếu rễ bị vàng và teo tóp thì khả năng bị phèn. Trong 2 trường hợp này, bạn nên rửa ruộng vài lần, bón thêm phân lân để giúp bộ rể phát triển; Nếu lúa suy yếu thì phun thêm phân bón lá hay rãi phân urê khi thấy rễ non bắt đầu ra.
Nếu thấy rễ có những bướu ( hạch nhỏ trên rễ) thì nên rải thuốc Losmine 5G liều lượng 1,5- 2kg/1000m2..
Nhìn chung, phải có mẫu thực tế mới có thể đánh giá đúng nguyên nhân và xác định hướng xử lý tốt nhất. Bạn nên lấy mẫu lúa đến trạm BVTV hoặc trạm khuyến nông nhờ tư vấn là tốt nhất.
Thân chào bạn.
minh nhat (tuy phong_ binh thuan).vào lúc: 13:24 - 24 -06 -2015 đã hỏi
Chào bạn Minh Nhật,
Do bạn chưa mô tả cụ thể nên chưa xác định rõ nguyên nhân hành lá bị bệnh. Tuy nhiên, hành bị thối gốc rễ thường do 2 nguyên nhân chính:
1/ Do nấm có tên là Pythium gây ra: bệnh thường xảy ra vào giai đoạn cây còn nhỏ. Trường hợp nầy nên phun thuốc Cythala 75WP để trị. Cần phun liên tiếp 2 lần cách nhau 7 ngày. Cần phun thuốc sớm ngay khi phát hiện ra bịnh. Không nên để cho bịnh lan rộng ra, sẽ rất khó trị.
2/ Do vi khuẩn: thường vết thúi phát xuất từ cổ rể lan lên, thúi cả cổ củ và cuống lá, mùi thúi khó chịu. Đây là bệnh rất khó trị. Cần nhổ các cây hành mắc bệnh và mang ra khỏi vườn, phơi nắng cho khô rồi đốt. Rải vôi lên khắp mặt líp hành, sau đó phun thuốc đặc trị vi khuẩn như Senly 2.1SL để ngăn ngừa bệnh lây lan.
Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý không nên trồng liên tiếp nhiều vụ hành trên mảnh đất đã bị bệnh, đồng thời nên rải thêm 200- 300 kg vôi bột cho 1 ha để phòng bệnh.
Chúc bạn thành công.
Nguyen Van Tam (An Giang).vào lúc: 08:58 - 20 -05 -2015 đã hỏi
Anh vui lòng nhấp vào liên kết sau để xem câu trả lời đầy đủ nhất.
http://dongxanhvn.com/uploadsfiles/con%20trung_6.pdf
Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi. Chúc anh có được những vụ mùa bội thu.
nguyen duy truong (Tây Ninh).vào lúc: 20:51 - 12 -04 -2015 đã hỏi
Do bạn mô tả chưa cụ thể lắm nên tôi nghĩ rẳng bạn đang muốn hỏi về bệnh tối trái do nấm Phytophthora sp gây ra. Đây là bệnh quan trọng trên nhãn. Thông thường, bệnh gây hại ở những chùm nhãn bên dưới gần mặt đất, hoặc trong tán cây. Bệnh tấn công từ bên dưới đít trái, sau đó lan dần lên và làm trái rụng. Vết bệnh đầu tiên có màu hơi sậm như nhũn nước, sau đó có màu đen xám, ấn nhẹ vào vùng bệnh vỏ trái mềm nhũn và bể, nước chảy ra có mùi thối chua. Vào buổi sáng, có thể thấy những tơ nấm trắng phát triển trên vết bệnh ở vỏ trái.
Bệnh gây hại nặng trên các vườn trồng quá dày, ẩm độ cao, sương mù nhiều, thiếu nắng. Các giống nhãn long, nhãn tiêu da bò, đặc biệt các giống nhãn xuồng bị nhiễm bệnh rất nặng.
Nên phòng bệnh bằng các giải pháp: Vệ sinh vườn, cắt tỉa cành, trồng mật độ vừa phải, tránh trồng xen quá nhiều. Bón phân hữu cơ hoai mục kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma,...
Nên phun định kỳ bằng một trong các loại thuốc sau: Agofast 80WP, Tomet 70WP, … lần cách nhau 7-10 ngày.
Ngoài ra, nứt trái còn có thể do nguyên nhân sinh lý cây hoặc thiếu canxi. Tùy trường hợp cụ thể sẽ có biện pháp thích hợp.
Nông dân (Long An).vào lúc: 09:59 - 01 -04 -2015 đã hỏi
Tran v tien (Bên tre).vào lúc: 20:42 - 09 -10 -2019 đã hỏi