Hiện nay, nhiều nhà vườn trồng cây ăn trái vùng ĐBSCL thường xuyên sử dụng các biện pháp kích thích ra hoa trái vụ mà bất chấp tình trạng sinh trưởng của cây. Sự khai thác như vậy làm cho cây dễ bị suy kiệt và mất dần sức đề kháng,… Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cây dễ bị sâu bệnh tấn công hơn.
Mục tiêu của nhà vườn trong việc điều khiển cho cây ra hoa trái vụ là để có vụ thu hoạch sớm hơn bình thường, nhờ đó sẽ bán được giá cao hơn.Tuy nhiên, về nguyên tắc chung khi xử lý ra hoa trái vụ, cần phải lưu ý nhiều yếu tố liên quan bao gồm những yếu tố nội tại của cây trồng lẫn những yếu tố ngoại cảnh khác. Cần lưu ý một số điểm sau:
1/ Tạo mầm hoa bằng Bidamin 15WP (Paclobutrazol): Đây là chất ức chế sinh trưởng, giúp tạo mầm hoa nhanh hơn bình thường. Chỉ nên phun Bidamin cho cây đã đạt trên 4- 5 năm tuổi trong tình trạng sung sức, nếu xử lý không đúng có thể làm suy yếu hoặc chết cây. Hoạt chất này có thể lưu tồn trong cây đến 11 tháng, nếu cây sinh trưởng kém sau khi cho trái ở vụ trước thì nên ngừng xử lý ra hoa 1 năm để cây có thời gian hồi phục.
2/ Sau khi tạo mầm hoa bằng Bidamin 15WP thường nhà vườn sử dụng tiếp tục Nitrat Kali (KNO3) hoặc Thiourea để kích thích trổ hoa. Đây là hai hoạt chất có tác dụng chính là phá vỡ miên trạng của các mầm hoa, chúng không giúp cây chuyển chồi lá thành mầm hoa. Vì vậy, khi sử dụng hai chất này cần kết hợp với điều kiện khô hạn thì hiệu quả mới cao
3/ Nhà vườn cũng không nên kỳ vọng cây xoài mang quá nhiều bông, trái. Tùy theo tuổi cây và tình trạng sinh trưởng mà duy trì số trái trên cây thích hợp để cho trái đẹp và chất lượng.
4/ Phòng trừ sâu bệnh: đối với vườn xoài kích thích ra hoa sớm thì giai đoạn ra hoa và mang trái non thường rơi ngay vào giai đoạn có nhiều mưa bão, ẩm độ cao. Đây là môi trường thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát triển như: thán thư, phấn trắng, nấm bồ hóng,… Vì vậy, nhà vườn nên thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh và kịp thời phun các loại thuốc bảo vệ thực vật thích hợp.
Đối với bệnh thán thư, có thể sử dụng các loại thuốc như Aconeb 70WP, Cythala 75WP,…
Phòng trị các loại sâu rầy, đặc biệt là rầy bông xoài nên sử dụng các loại thuốc như: Cyrux 25EC, Ranadi 25WP, Pycythrin 5EC,
Lưu ý ở giai đoạn hoa nở không nên phun thuốc để tránh ảnh hưởng đến các côn trùng có ích và sự thụ phấn đậu trái của hoa.
Th.S. DIỆP ĐÔNG TÙNG
Chia sẽ:





