KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MAI VÀNG MIỀN NAM
Cây mai vàng miền Nam (tên khoa học là Ochna integerrima) là loài thực vật có hoa thuộc chi Mai (Ochna), họ Mai (Ochnaceae). Cây mai vàng có nhiều giống rất đa dạng như mai vàng thường (gồm Mai Vàng 5 Cánh, Mai Sẻ, Mai Châu, Mai Liễu, Mai Chùm Gởi, Mai Thơm, Mai Cánh Nhọn, Mai Cánh Tròn, …), mai vàng nhiều cánh (gồm Mai 9 Cánh, Mai Giảo 12 Cánh Thủ Đức, Mai 12 Cánh Bến Tre, Mai 18 Cánh Bến Tranh, Mai 12-14 Cánh Tư Giỏi, Mai Cúc 24 Cánh Thủ Đức,…), mai vàng nhiều cánh đột biến (Mai 14-15 Cánh, Mai 18-20 Cánh, Mai 36-40 Cánh, Mai 70-80 Cánh,…) và một số loài mai vàng khác (gồm Mai Vàng Viền Đỏ, Mai Vàng Lá Trắng, Hồng Diệp Mai, …)…
Cây mai có thể được trồng từ hạt hoặc ghép. Trồng cây mai bằng phương pháp gieo hạt chỉ cần lựa hạt to, làm đất tơi xốp thành líp rồi gieo hạt mai, tưới nước hằng ngày để giữ ẩm. Ít ngày sau cây con mọc lên cao khoảng 10 cm có thể bứng vào chậu chăm sóc. Do cây mai là loài cây sinh sản hữu tính, hạt giống được hình thành do sự giao phấn tự nhiên giữa các cá thể. Do đó, cây mai được trồng từ hạt thường ít giữ được đặc tính ban đầu của cây bố, mẹ. Để khắc phục nhược điểm trên, phương pháp trồng mai bằng kỹ thuật ghép được ứng dụng khá phổ biến.
2. Chăm sóc cây mai
Trong điều kiện tự nhiên, cây mai có khả năng thích nghi cao môi trường sống. Tuy nhiên, khi được bứng trồng vào chậu, tính chống chịu và thích nghi của cây mai với môi trường trong chậu đã phần nào bị thay đổi. Đối với cây mai ghép khi được bứng trồng vào chậu, để cây sinh trưởng tốt cần lưu ý một số chế độ chăm sóc như sau:
2.1 Nước tưới
Cây mai thích nghi với nguồn nước có độ pH từ 5,5 đến 7. Nguồn nước tưới cho cây mai yêu cầu phải sạch, không ô nhiễm, không chứa kim loại nặng. Có thể sử dụng nước ở tầng mặt của sông hồ, nước ngầm để tưới cho cây mai. Nếu sử dụng nước máy để tưới cây thì nên chứa nước ở bể lắng qua 24 giờ để làm bốc hơi bớt lượng Clo.
Tùy theo đặc điểm khí hậu của từng vùng nên linh hoạt lượng nước tưới cho cây mai. Nơi nắng nhiều và gió mạnh thì nên tưới nhiều nước và ngược lại. Vào mùa nắng, có thể tưới nước cho cây mai 2 lần 1 ngày, mùa mưa có thể 2 ngày tưới nước cho cây mai 1 lần hoặc không cần tưới nước nếu chậu trồng vẫn đủ độ ẩm. Nên tưới nước như phun mưa lên bộ lá nhằm rửa trôi bụi bám trên lá, giúp khí khổng ở dưới mặt lá mở làm tăng cường khả năng quang hợp của lá. Tuy nhiên, không nên tưới ướt đẫm lá mai vào chiều tối, trong mùa có độ ẩm không khí cao vì dễ làm phát sinh mầm bệnh trên cây mai.
2.2 Bón phân
Cây mai trồng dưới đất thường không yêu cầu cao về phân bón do bộ rễ có thể vươn xa tìm nguồn dinh dưỡng cho cây. Đối với cây mai được trồng trong chậu, đất trong chậu thường bị rửa trôi chất dinh dưỡng do quá trình tưới nước và sự hấp thụ của rễ nên vấn đề bón phân cho cây mai rất được chú trọng. Cần cung cấp đủ và cân đối lượng phân hữu cơ (phân chuồng, phân rác, phân cá, phân dơi, phân xanh hoặc các phụ phẩm trong quá trình chế biến nông sản như bánh dầu, khô dầu dừa,…), phân vô cơ (đạm, lân, kali, lưu huỳnh, canxi, sắt, đồng, kẽm…) và phân vi sinh để giúp cây mai sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Việc bón phân cho cây mai cần dựa theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Đối với cây mai có ba giai đoạn sinh trưởng và phát triển như sau:
Giai đoạn phục hồi và phát triển:thời điểm đầu năm, thường sau mùa hoa tết, cây đã hết sức cho việc ra hoa hoặc những cây mai mới được bứng trồng ở cuối năm trước. Lúc này cần cung cấp cho cây đủ phân đạm giúp cây chóng phục hồi, ra cành, nhánh mới. Từ tháng 2 đến tháng 5, có thể dùng phân hữu cơ hoai mục như phân cá, bánh dầu, phân hữu cơ sinh học… Đồng thời, nên phối hợp với các loại phân bón hóa học có hàm lượng cao để bón cho cây mai.
Giai đoạn tạo nụ hoa: cây mai đã bắt đầu tạo nụ hoa từ giữa năm, khoảng tháng 6 đến tháng 9. Trong giai đoạn này, cần cung đủ dinh dưỡng cho cây đặc biệt là phân lân. Bón phân lân đầy đủ cho cây mai, giúp cây kích thích quá trình tạo nụ hoa, nụ sẽ nhiều và thành thục tốt. Phân lân giúp cây mai chống chịu với sâu, bệnh hại, bộ lá dày, cứng, cây ít nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, bổ sung phân hữu cơ hoai mục cho cây mai ở giai đoạn này.
Giai đoạn làm bông Tết: từ tháng 10 âm lịch trở đi, bộ lá mai chuyển sang già và dễ rụng. Cây không phát ra đợt lộc mới mà chuẩn bị cho giai đoạn trổ hoa. Giai đoạn này không nên bón nhiều phân đạm cho cây mai, dễ làm cây phát ra đợt lộc mới. Để cây mai ra hoa nở đều, cần bổ sung phân kali cho cây.
2.3 Phòng trừ sinh vật gây hại
Sâu hại: một số loài sâu hại phổ biến trên cây mai như sâu tơ, sâu lông, sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu đục nụ…Để phòng trừ sâu hại, một số biện pháp thủ công đơn giản như bắt bằng tay, cắt bỏ kén sâu và tiêu hủy,…Thường xuyên kiểm tra cây để phát hiện sớm sâu hại. Nếu sâu phát triển mạnh, có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được phép lưu hành dùng trên cây hoa mai để phòng trừ.
Bệnh hại: bệnh trên cây mai thường phát triển mạnh vào mùa mưa, độ ẩm không khí cao. Cần tăng cường công tác phòng bệnh trên cây mai, nếu bệnh xuất hiện rõ triệu chứng, phần nào đã ảnh hưởng về mặt sinh lý của cây. Do đó, khi dùng thuốc bảo vệ thực vật để trị bệnh rất dễ làm rụng lá. Một số loại bệnh thường gặp trên cây mai như: bệnh cháy lá, bệnh thán thư, bệnh rỉ sắt, bệnh đốm rong, bệnh nấm hồng,…
3. Xử lý cho hoa nở đúng tết
Để điều khiển cho cây mai ra hoa đúng tết cần lưu ý một số yếu tố sau:
Nhiệt độ: nếu nhiệt độ cao, cây mai sẽ ra hoa nhanh và sớm, ngược lại nhiệt độ thấp cây mai ra hoa chậm và kéo dài. Theo kinh nghiệm của nhà vườn, vào tháng chạp, nếu nắng nóng nhiều, gió chướng mạnh thì cây mai ra hoa sớm nên phải lặt lá mai trễ. Ngược lại, nếu cuối năm còn mưa, thời tiết lạnh, ít gió chướng thì hoa mai nở trễ, do đó phải lặt lá mai sớm hơn vài ngày.
Kích thước nụ hoa: thường nụ hoa có kích thước lớn, hình dáng tròn, vỏ căng thì hoa sẽ nở nhanh. Nếu nụ hoa kích thước nhỏ, hình dáng thuôn dài thì thường nở chậm.
Ngày lặt lá mai: ở miền Nam, ngày lặt lá mai thường vào khoảng rằm tháng Chạp. Sau ngày lặt lá mai từ 14 đến 16 ngày thì hoa bắt đầu nở. Khi lặt lá mai, tránh nắm tuốt lá vì dễ làm gãy và dập nụ hoa. Nên thực hiện bằng cách một tay nắm chặt cành, một tay nắm từng chiếc lá lặt ngược về phía sau. Sau khi lặt lá xong, lượng nước tưới cho cây mai cần giảm bớt trong vài ngày đầu.
4. Chăm sóc cây mai sau tết
Cây mai đã hao tổn nhiều sức sinh trưởng sau thời gian nở hoa. Trong thời gian chưng tết, chậu mai nếu đặt trong bóng mát, bị thiếu ánh sáng, thiếu nước, bộ lá non thường mỏng và nhợt nhạt. Do đó, cần tiến hành chăm sóc cây hợp lý để cây chóng phục hồi trở lại và chuẩn bị cho đợt ra hoa vào năm sau.
Sau tết, từ mùng 8 đến 10 tháng giêng, nên đưa cây mai ra vườn. Đặt cây ở chỗ nắng nhẹ để cây mai dần thích nghi với điều kiện ánh sáng ngoài trời. Sau một thời gian, chuyển cây mai ra nắng hoàn toàn. Cắt bỏ hết nụ hoa còn sót lại, không để cho cây kết hạt. Tiến hành cắt tỉa, thu ngắn những cành nhánh mọc dài, chỉ giữ lại bộ khung xương cơ bản cho cây. Sau đó, tiến hành thay đất và bón phân cho cây mai. Kiểm tra rễ cây, cắt bỏ những rễ già, hư, bị bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thạc sĩ BVTV Nguyễn Ngọc Liên
Cộng tác viên kỹ thuật Cty CP Đồng Xanh
Trong những ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc, hình ảnh cây mai vàng hầu như không thể thiếu trong không khí đón xuân, đón tết ở miền Nam nước ta. Đối với người dân miền Nam nói riêng, hình ảnh hoa mai vàng ngày Tết tượng trưng cho hy vọng năm mới mang lại sự giàu sang và phú quý. Để cây mai có thể ra hoa đẹp, hình dáng cuốn hút, phù hợp với thị hiếu thị trường, đòi hỏi nhà vườn cần hiểu về các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa mai. Một số kỹ thuật cơ bản trong việc trồng và chăm sóc cây mai như sau:
1. Chọn giống và phương pháp trồngCây mai vàng miền Nam (tên khoa học là Ochna integerrima) là loài thực vật có hoa thuộc chi Mai (Ochna), họ Mai (Ochnaceae). Cây mai vàng có nhiều giống rất đa dạng như mai vàng thường (gồm Mai Vàng 5 Cánh, Mai Sẻ, Mai Châu, Mai Liễu, Mai Chùm Gởi, Mai Thơm, Mai Cánh Nhọn, Mai Cánh Tròn, …), mai vàng nhiều cánh (gồm Mai 9 Cánh, Mai Giảo 12 Cánh Thủ Đức, Mai 12 Cánh Bến Tre, Mai 18 Cánh Bến Tranh, Mai 12-14 Cánh Tư Giỏi, Mai Cúc 24 Cánh Thủ Đức,…), mai vàng nhiều cánh đột biến (Mai 14-15 Cánh, Mai 18-20 Cánh, Mai 36-40 Cánh, Mai 70-80 Cánh,…) và một số loài mai vàng khác (gồm Mai Vàng Viền Đỏ, Mai Vàng Lá Trắng, Hồng Diệp Mai, …)…
Cây mai có thể được trồng từ hạt hoặc ghép. Trồng cây mai bằng phương pháp gieo hạt chỉ cần lựa hạt to, làm đất tơi xốp thành líp rồi gieo hạt mai, tưới nước hằng ngày để giữ ẩm. Ít ngày sau cây con mọc lên cao khoảng 10 cm có thể bứng vào chậu chăm sóc. Do cây mai là loài cây sinh sản hữu tính, hạt giống được hình thành do sự giao phấn tự nhiên giữa các cá thể. Do đó, cây mai được trồng từ hạt thường ít giữ được đặc tính ban đầu của cây bố, mẹ. Để khắc phục nhược điểm trên, phương pháp trồng mai bằng kỹ thuật ghép được ứng dụng khá phổ biến.
2. Chăm sóc cây mai
Trong điều kiện tự nhiên, cây mai có khả năng thích nghi cao môi trường sống. Tuy nhiên, khi được bứng trồng vào chậu, tính chống chịu và thích nghi của cây mai với môi trường trong chậu đã phần nào bị thay đổi. Đối với cây mai ghép khi được bứng trồng vào chậu, để cây sinh trưởng tốt cần lưu ý một số chế độ chăm sóc như sau:
2.1 Nước tưới
Cây mai thích nghi với nguồn nước có độ pH từ 5,5 đến 7. Nguồn nước tưới cho cây mai yêu cầu phải sạch, không ô nhiễm, không chứa kim loại nặng. Có thể sử dụng nước ở tầng mặt của sông hồ, nước ngầm để tưới cho cây mai. Nếu sử dụng nước máy để tưới cây thì nên chứa nước ở bể lắng qua 24 giờ để làm bốc hơi bớt lượng Clo.
Tùy theo đặc điểm khí hậu của từng vùng nên linh hoạt lượng nước tưới cho cây mai. Nơi nắng nhiều và gió mạnh thì nên tưới nhiều nước và ngược lại. Vào mùa nắng, có thể tưới nước cho cây mai 2 lần 1 ngày, mùa mưa có thể 2 ngày tưới nước cho cây mai 1 lần hoặc không cần tưới nước nếu chậu trồng vẫn đủ độ ẩm. Nên tưới nước như phun mưa lên bộ lá nhằm rửa trôi bụi bám trên lá, giúp khí khổng ở dưới mặt lá mở làm tăng cường khả năng quang hợp của lá. Tuy nhiên, không nên tưới ướt đẫm lá mai vào chiều tối, trong mùa có độ ẩm không khí cao vì dễ làm phát sinh mầm bệnh trên cây mai.
2.2 Bón phân
Cây mai trồng dưới đất thường không yêu cầu cao về phân bón do bộ rễ có thể vươn xa tìm nguồn dinh dưỡng cho cây. Đối với cây mai được trồng trong chậu, đất trong chậu thường bị rửa trôi chất dinh dưỡng do quá trình tưới nước và sự hấp thụ của rễ nên vấn đề bón phân cho cây mai rất được chú trọng. Cần cung cấp đủ và cân đối lượng phân hữu cơ (phân chuồng, phân rác, phân cá, phân dơi, phân xanh hoặc các phụ phẩm trong quá trình chế biến nông sản như bánh dầu, khô dầu dừa,…), phân vô cơ (đạm, lân, kali, lưu huỳnh, canxi, sắt, đồng, kẽm…) và phân vi sinh để giúp cây mai sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Việc bón phân cho cây mai cần dựa theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Đối với cây mai có ba giai đoạn sinh trưởng và phát triển như sau:
Giai đoạn phục hồi và phát triển:thời điểm đầu năm, thường sau mùa hoa tết, cây đã hết sức cho việc ra hoa hoặc những cây mai mới được bứng trồng ở cuối năm trước. Lúc này cần cung cấp cho cây đủ phân đạm giúp cây chóng phục hồi, ra cành, nhánh mới. Từ tháng 2 đến tháng 5, có thể dùng phân hữu cơ hoai mục như phân cá, bánh dầu, phân hữu cơ sinh học… Đồng thời, nên phối hợp với các loại phân bón hóa học có hàm lượng cao để bón cho cây mai.
Giai đoạn tạo nụ hoa: cây mai đã bắt đầu tạo nụ hoa từ giữa năm, khoảng tháng 6 đến tháng 9. Trong giai đoạn này, cần cung đủ dinh dưỡng cho cây đặc biệt là phân lân. Bón phân lân đầy đủ cho cây mai, giúp cây kích thích quá trình tạo nụ hoa, nụ sẽ nhiều và thành thục tốt. Phân lân giúp cây mai chống chịu với sâu, bệnh hại, bộ lá dày, cứng, cây ít nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, bổ sung phân hữu cơ hoai mục cho cây mai ở giai đoạn này.
Giai đoạn làm bông Tết: từ tháng 10 âm lịch trở đi, bộ lá mai chuyển sang già và dễ rụng. Cây không phát ra đợt lộc mới mà chuẩn bị cho giai đoạn trổ hoa. Giai đoạn này không nên bón nhiều phân đạm cho cây mai, dễ làm cây phát ra đợt lộc mới. Để cây mai ra hoa nở đều, cần bổ sung phân kali cho cây.
2.3 Phòng trừ sinh vật gây hại
Sâu hại: một số loài sâu hại phổ biến trên cây mai như sâu tơ, sâu lông, sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu đục nụ…Để phòng trừ sâu hại, một số biện pháp thủ công đơn giản như bắt bằng tay, cắt bỏ kén sâu và tiêu hủy,…Thường xuyên kiểm tra cây để phát hiện sớm sâu hại. Nếu sâu phát triển mạnh, có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được phép lưu hành dùng trên cây hoa mai để phòng trừ.
Bệnh hại: bệnh trên cây mai thường phát triển mạnh vào mùa mưa, độ ẩm không khí cao. Cần tăng cường công tác phòng bệnh trên cây mai, nếu bệnh xuất hiện rõ triệu chứng, phần nào đã ảnh hưởng về mặt sinh lý của cây. Do đó, khi dùng thuốc bảo vệ thực vật để trị bệnh rất dễ làm rụng lá. Một số loại bệnh thường gặp trên cây mai như: bệnh cháy lá, bệnh thán thư, bệnh rỉ sắt, bệnh đốm rong, bệnh nấm hồng,…
3. Xử lý cho hoa nở đúng tết
Để điều khiển cho cây mai ra hoa đúng tết cần lưu ý một số yếu tố sau:
Nhiệt độ: nếu nhiệt độ cao, cây mai sẽ ra hoa nhanh và sớm, ngược lại nhiệt độ thấp cây mai ra hoa chậm và kéo dài. Theo kinh nghiệm của nhà vườn, vào tháng chạp, nếu nắng nóng nhiều, gió chướng mạnh thì cây mai ra hoa sớm nên phải lặt lá mai trễ. Ngược lại, nếu cuối năm còn mưa, thời tiết lạnh, ít gió chướng thì hoa mai nở trễ, do đó phải lặt lá mai sớm hơn vài ngày.
Kích thước nụ hoa: thường nụ hoa có kích thước lớn, hình dáng tròn, vỏ căng thì hoa sẽ nở nhanh. Nếu nụ hoa kích thước nhỏ, hình dáng thuôn dài thì thường nở chậm.
Ngày lặt lá mai: ở miền Nam, ngày lặt lá mai thường vào khoảng rằm tháng Chạp. Sau ngày lặt lá mai từ 14 đến 16 ngày thì hoa bắt đầu nở. Khi lặt lá mai, tránh nắm tuốt lá vì dễ làm gãy và dập nụ hoa. Nên thực hiện bằng cách một tay nắm chặt cành, một tay nắm từng chiếc lá lặt ngược về phía sau. Sau khi lặt lá xong, lượng nước tưới cho cây mai cần giảm bớt trong vài ngày đầu.
4. Chăm sóc cây mai sau tết
Cây mai đã hao tổn nhiều sức sinh trưởng sau thời gian nở hoa. Trong thời gian chưng tết, chậu mai nếu đặt trong bóng mát, bị thiếu ánh sáng, thiếu nước, bộ lá non thường mỏng và nhợt nhạt. Do đó, cần tiến hành chăm sóc cây hợp lý để cây chóng phục hồi trở lại và chuẩn bị cho đợt ra hoa vào năm sau.
Sau tết, từ mùng 8 đến 10 tháng giêng, nên đưa cây mai ra vườn. Đặt cây ở chỗ nắng nhẹ để cây mai dần thích nghi với điều kiện ánh sáng ngoài trời. Sau một thời gian, chuyển cây mai ra nắng hoàn toàn. Cắt bỏ hết nụ hoa còn sót lại, không để cho cây kết hạt. Tiến hành cắt tỉa, thu ngắn những cành nhánh mọc dài, chỉ giữ lại bộ khung xương cơ bản cho cây. Sau đó, tiến hành thay đất và bón phân cho cây mai. Kiểm tra rễ cây, cắt bỏ những rễ già, hư, bị bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Thái Văn Thiện, 2008. Kỹ thuật trồng mai vàng. Nhà xuất bản nông nghiệp.
- Huỳnh Văn Thới, 2002. Kỹ thuật trồng và ghép mai. Nhà xuất bản trẻ.
- LÀNG MAI BÌNH LỢI – BÌNH CHÁNH, NHẠY BÉN VỚI NHU CẦU THỊ TRƯỜNG < https://khuyennongtphcm.vn/lang-mai-binh-loi-binh-chanh-nhay-ben-voi-nhu-cau-thi-truong/>