0

QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI TRÊN DƯA BẦU BÍ


Thạc sĩ BVTV Lý Hùng
Cộng tác viên kỹ thuật Cty CP Đồng Xanh*
Thạc sĩ BVTV Nguyễn Văn Đức Tiến
Cty CP Đồng Xanh

1. Sâu hại

1.1. Bọ trĩ (Thrips palmi)

- Loài bọ trĩ này có diện phân bố rất rộng, và có thể tấn công trên nhiều loại cây trồng như bầu bí, dưa leo, …

- Bọ trĩ chích hút nhựa làm đọt và lá non xoăn lại biến dạng, có nhiều đốm nhỏ màu vàng nhạt, lá vàng và khô, hoa rụng.

 - Bọ trĩ  cùng với các loài rầy, rệp, bọ phấn là những môi giới lan truyền bệnh virus  rất nguy hiểm cho cây dưa hấu.

- Cả bọ trưởng thành và bọ non đều tập trung ở mặt dưới lá non, trong đọt non. Bọ trưởng thành di chuyển nhanh , đẻ trứng trong mô mặt dưới lá.

- Khi nắng lên bọ trĩ cũng ẩn nấp trong đọt non, kẻ đất hoặc rơm rạ. Do đó khó nhìn thấy và thuốc trừ sâu cũng rất khó tiếp xúc được với chúng.

- Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, có sức kháng thuốc cao. Gặp điều kiện thích hợp bọ trĩ phát riển mật số rất nhanh.

Biện pháp phòng trừ

- Xuống giống đồng loạt, tránh gối vụ (những diện tích xuống giống trễ sẽ bị hại nặng hơn).

- Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt để hạn chế tác hại của bọ trĩ, và bệnh khảm.

- Kiểm tra ruộng dưa thật kỹ để phát hiện sớm ấu trùng bọ trĩ.

- Bọ trĩ có tính kháng thuốc rất cao, nên thay đổi thuốc thường xuyên khi phun thuốc hóa học.

1.2. Nhện đỏ (Tetranychus urticae)

Lá bị chích hút bị cong phồng, biến dạng, quăn xuống dưới, lá chuyển màu nâu. Lá non bị hại xoắn cong cụp xuống và nhỏ hơn bình thường, thậm chí hẹp đi như dạng sợ chỉ. Nơi nhện tập trung tạo thành những mảng màu nâu giòn, nếu bị nặng thì lá khô và rụng.

Nhện còn bò sang phá hại hoa và quả, làm hoa rụng quả nhỏ, vỏ quả biến màu và sần sùi. Nhện dỏ là môi trường lan truyền bệnh virus rất phổ biến và nguy hiểm cho cây.

Nhện di chuyển rất nhanh và nhả tơ mỏng bao thành một lớp ở mặt dưới lá nên trông lá có màu trắng dơ do lớp da để lại. Sau khi lột xác cùng với bụi và những tạp chất khác. Cả ấu trùng và thành trùng nhện đỏ đều chích hút mô của lá cây, làm cây bị mất màu xanh và có màu vàng, sau cùng lá sẽ bị khô đi

Màu vàng của lá dễ nhận thấy nhất là ở mặt dưới lá, làm giảm phẩm chất và năng suất trái.

Biện pháp phòng trừ

- Xuống giống đồng loạt.

- Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, không để ruộng khô hạn.

- Khi nhện phát triển cần tưới nước cho ruộng đủ ẩm

- Nhện đỏ rất khó trị, rất nhỏ và thường sống ở gần gân lá, nơi thuốc trừ sâu rất khó tiếp xúc, hơn nữa nhện tạo lập quần thể rất nhanh nên mật số gia tăng nhanh chóng.

1.3. Rầy mềm (Aphis gossypii)

Còn gọi là rệp cây, hút nhựa làm lá cây cong và xoăn lại, cây sinh trưởng kém, lá có thể vàng và khô, quả nhỏ và dễ bị cháy xám.   

Chất thải của rệp là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển phủ đen lá.

Rệp là môi giới lan truyền bệnh virus rất phổ biến và nguy hiểm cho cây.

Rệp trưởng thành và rệp non sống quần tụ ở ngọn và mặt dưới lá, ít di chuyển.

Ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá, nhất là đọt non, bông, nụ, chồi để hút nhựa làm cho các phần ấy bị khô héo hoặc để laị những vết thâm đen trên lá.

Trên cây dưa, rầy gây hại trầm trọng nếu tấn công các dây chèo hay đỉnh sinh trưởng. Rầy mềm thường tập trung với số lượng lớn ở đọt non làm lá bị quăn queo, và phân tiết ra thu hút nhiều nấm đen bao quanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trái.

Khi mật độ rệp dày đặc hoặc cuối vụ thì phát sinh dạng trưởng thành có cánh để di chuyển tìm nơi có thức ăn mới

Trong điều kiện ẩm độ và nhiệt độ thích hợp rệp sinh sản theo kiểu đơn tính và đẻ ra con, mật số tăng rất nhanh.

Biện pháp phòng trừ

- Xuống giống đồng loạt.

- Tạo cây khỏe:  phân bón cân đối, mật độ trồng hợp lý …

- Tưới nước đủ và đúng lúc.

- Vệ sinh đồng ruộng: diệt ký chủ cùng họ, thu nhặt cành lá rơi rụng đem đốt…

- Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên: nếu mật độ rệp thấp, nhiều thiên địch tuyệt đối không cần phun thuốc trừ, nếu mật độ cao thì chỉ phun trực tiếp vào cây bị rệp, nhổ bỏ cây bị rệp.

1.4. Bọ phấn (Bemisia myricae)

Bọ phấn non và trưởng thành chích hút nhựa cây, chủ yếu ở ngọn và các lá còn non, làm lá có đốm hoặc vùng biến màu vàng, trường hợp mật độ bọ phấn cao gây hại nặng chỉ gân lá còn xanh. Một số lá có thể hoàn toàn bị nâu và khô héo, cây chết. Trên lá và thân có bọ phấn thường có lớp mốc đen.

Ngoài tác hại trực tiếp, bọ phấn là môi giới lan truyền virus gây bệnh xoăn lá rất nguy hiểm. Tỷ lệ bệnh khảm lá trên ruộng tăng rõ rệt cùng với lượng bọ phấn tăng.

Biện pháp phòng trừ 

- Hạn chế triệt để bọ phấn trong vườn ươm bằng che phủ mùng lưới, nilong. Phun thuốc vào chiều tối hoặc sáng sớm.

- Không trồng gần cây họ cà, khoai tây, đậu, …

1.5. Sâu xanh (Diaphania indica)

- Sâu có tập quán là dùng tơ cuốn các đọt non lại và ở bên trong ăn phá. Khi sâu lớn có thể cắn trụi cả lá và chồi ngọn của đọt non.

- Sâu con ăn trái non làm cho trái bị thối và rụng. Khi trái lớn sâu thường ẩn ở mặt dưới, nơi phần trái chạm mặt đất và cạp lớp da bên ngoài làm trái bị lép nơi đó và da trái bị loang lỗ.

- Sâu làm nhộng trong các lá non cuốn lại.

Biện pháp phòng trừ:

- Thu nhặt tàn dư cây trồng sau thu hoạch, làm đất kỹ để diệt nhộng.

- Luân canh với các loại cây họ thập tự hoặc lúa.

- Có thể dùng tay bắt sâu khi mật số còn ít, hoặc áp dụng các loại thuốc hóa học phòng trừ sâu ăn lá. Sâu xanh có tính chịu thuốc mạnh và mau quen thuốc nên phun thuốc sớm khi phát hiện.

1.6. Bọ dưa (Aulacophora similis)

- Trưởng thành là loại bọ cánh cứng màu vàng cam hình bầu dục; Trứng rất nhỏ, màu vàng cam hoặc vàng nâu, trứng đẻ rải rác trong đất; Ấu trùng màu trắng ngà; Nhộng màu nâu nhạt nằm trong đất, bên ngoài bao phủ một lớp kén dầy bằng đất.

- Đặc điểm gây hại: Bọ có kích thước khá to, bằng đầu đũa. Trưởng thành hoạt động vào sáng sớm hoặc chiều tối. trời nắng ẩn nấp dưới tán lá hoặc trong đất, một con cái đẻ trung bình khoảng 200 trứng. Bọ trưởng thành ăn lớp biểu bì trên lá làm thành một đường vòng làm lá bị thủng thành những lỗ tròn. Bọ thường hại mạnh khi cây còn nhỏ, mật độ bọ cao có thể làm cây trụi hết lá và đọt non. Bọ dưa non sống trong đất cắn phá rễ cây kể cả khi cây đã lớn làm cây sinh trưởng kém và có thể chết. Bọ dưa phát triển mạnh vào các tháng mùa khô, ít phát triển và gây hại vào các tháng mùa mưa.

Biện pháp phòng trừ

- Biện pháp canh tác: Thu gom tiêu hủy cây dưa sau mùa thu hoạch, chất thành đống tạo bẫy để rầy dưa tập trung.

- Luân canh cây trồng: Bắt trưởng thành bằng tay hoặc bằng vợt.

- Biện pháp hóa học: Hiện nay, chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ đối tượng này.

1.7. Dòi đục lá (Liriomyza spp.)

Dòi đục thành đường hầm ngoằn ngèo dưới lớp biểu bì lá của nhiều loại cây trồng như bầu bí, dưa, cà, ớt, đậu… Dưới ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời, những đường này làm cho lá bị cháy khô, cây rất mau tàn lụi. Thành trùng (ruồi) tấn công rất sớm khi cây bắt đầu có lá thật, thiệt hại trong mùa nắng cao hơn mùa mưa.

Biện pháp phòng trừ

- Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt ngay từ giai đoạn đầu, tỉa bỏ, thu gom lá bị hại mang tiêu hủy, trải màng phủ nylon trên mặt luống sẽ giảm được mật số ruồi đáng kể và cho hiệu quả kinh tế cao.

- Ruồi rất nhanh quen thuốc, nên cần thay đổi chủng loại thuốc thường xuyên. Phun khi 2-3 lá, khi cần thiết có thể phun lặp lại sau 7-10 ngày.

2. Bệnh hại

2.1. Bệnh héo cây con, chết cây con (Fusarium, Rhizoctonia solani, Phytophthora sp., Pythium sp.)

Bệnh xuất hiện ở tất cả giai đoạn sinh trưởng của cây nhưng chủ yếu cây con:

Bệnh chết ẻo cây con ở dưa hấu và biện pháp phòng trừ- Phần thân tiếp giáp mặt đất cổ thân bị úng và teo tóp lại hoặc rễ bên dưới vàng và thối, cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó mới héo rủ lá dần làm cây con chết.

- Bệnh có thể xuất hiện ngay từ lúc hạt mới nẩy mầm, mầm và rễ mới mọc ra bị thối đen trước khi mầm nhô lên khỏi mặt đất.

- Bệnh phát triển rất nhanh. Trong vườn ươm bệnh xuất hiện thành từng lõm, làm chết hàng loạt.

- Các nấm bệnh này sống trong đất, khi có cây ký chủ và điều kiện môi trường thuận lợi thì phát triển tỉ lệ bệnh và gia tăng cấp bệnh.

- Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm độ cao, tưới quá ẩm và đất thoát nước kém.

Biện pháp phòng trị

- Vệ sinh đồng ruộng, trước và sau vụ mùa, nên gom các xác bã cây và cỏ dại để tiêu hủy, phơi đất và luân canh.

- Xử lỷ đất bằng vôi trước khi trồng 7-10 ngày.

- Đất ươm và trồng phải được chuẩn bị kỹ thông thoáng, thoát nước tốt.

- Chỉ sử dụng phân chuồng ủ hoai kết hợp với nấm Trichoderma.

- Không lạm dụng quá nhiều phân đạm

- Sử dụng các loại thuốc phòng ngừa bệnh ...

2.2. Bệnh đốm lá- chảy nhựa thân (Mycosphaerella melonis)

Đây là bệnh khá quan trọng và thường gây ra hiện tượng chạy dây, nứt thân chảy nhựa thân, đốm lá (nông dân gọi là bệnh bã trầu). Gây thất thu rất lớn.

- Trên lá: Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu nâu như úng nước nằm thành từng đám như bị phun cổ trầu lên lá, vết bệnh ở bìa lá thường bị cháy nâu, sau đó héo khô.

- Trên thân nhất là nhánh thân, có đốm màu vàng trắng, hơi lỏm, làm khuyết thân hay hay nhánh nơi bị bệnh. Nhựa cây ứa ra thành giọt, sau đó đổi thành màu nâu đen và khô cứng lại, vỏ thân nứt ra. Bệnh làm héo dây và nhánh.

- Triệu chứng bệnh trên cuống trái giống như trên thân, có thể nứt và chảy nhựa, trái nhỏ hoặc bị rụng sớm.

   Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 20 - 30oC, pH từ 5,7 - 6,4.

Biện pháp phòng trị

- Tiêu hủy cây bệnh sau vụ thu hoạch.

- Tránh bón nhiều phân đạm, bệnh dễ phát triển và lây lan nhanh.

2.3. Bệnh thán thư  (Colletotrichum phomoides)

Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, ngoài ra còn có trên thân và quả.

- Trên lá: bệnh thường xuất hiện ở các lá già bên dưới trước, vết bệnh lúc đầu hình tròn nhỏ, màu xanh xám,  sau lớn lên, xung quanh màu nâu vàng, ở giữa vết bệnh màu nâu đậm hơn và có các đường vòng đồng tâm. Nếu trời ẩm, sẽ thấy lớp mốc màu hồng nơi vết bệnh, vết bệnh khô và rách.

- Trên thân, vết bệnh màu nâu xám, hơi lõm, bệnh nặng làm thân cháy khô và teo lại.

- Trên trái là những đốm tròn nhỏ úng nước, lõm vào trong, sau đó lớn dần lên, giữa có màu sậm. các vết bệnh liên kết thành mảng lớn gây thối quả, nhũn nước.

 

- Nấm lưu tồn trong đất và các tàn dư thực vật. Bào tử nấm có thể được gió hay nước mang đi xa. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện mưa dầm, ẩm độ không khí cao.

Biện pháp phòng trị

Thu gom và tiêu hủy trái bị bệnh, bố trí thời vụ hợp lý hoặc tránh để trái khi có mưa nhiều.

2.4. Bệnh héo xanh (Pseudomonas solanacerum)

Giải pháp đặc trị bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây dưa lưới, dưa lê, dư –  Nano Bạc Super- Thường cây bị héo chết nhanh nên lá không kịp vàng.

- Vi khuẩn trong đất xâm nhập vào rễ cây rồi phát triển lên trong các mạch dẫn.Triệu chứng dễ thấy là cây đang sinh trưởng bình thường thì đột ngột bị héo rũ trong khi các lá vẫn còn xanh. Ban ngày khi trời nắng cây héo, ban đêm cây xanh lại, sau 2-3 ngày cây không hồi phục nữa và chết.

- Cắt ngang thân cây có thể thấy dịch nhớt màu trắng đục tiết ra từ bó mạch, nhúng mặt cắt vào ly nước trong có thể thấy dòng vi khuẩn màu trắng đục từ mặt cắt tuôn ra.

- Vi khuẩn có thể tồn tại trong đất, đặc biệt trên các chân đất thường xuyên bị ẩm và các tàn dư thực vật, cỏ dại.

- Vi khuẩn có thể lan truyền qua hạt giống, cây giống bị nhiểm bệnh, dụng cụ lao động, nguồn nước …

- Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua các vết thương, côn trùng chích hút.

- Độ ẩm cao thuận lợi cho bệnh phát triển.

- Bệnh phát triển mạnh trong những tháng mưa bão.

- Bệnh phát triển và lây lan rất mạnh nếu đất và nước bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Biện pháp phòng trị

- Trồng giống kháng

- Không để ruộng đọng nước hoặc quá ẩm.

- Luân canh với các loại cây trồng khác, lúa, bắp….

- Xử lý đất bằng vôi 70 - 100kg/1.000m2 trước khi trồng ít nhất 7 ngày. Lên líp cao, khô ráo, thoát nước tốt

- Phòng trừ các loại côn trùng chích hút, tuyến trùng rễ

- Cần nhổ và tiêu hủy cây bệnh, dùng thuốc trừ nấm tưới nơi gốc cây đã nhổ để diệt mầm bệnh tránh lây lan.

2.5. Bệnh héo rũ (Fusarium oxysporum f.sp. lycopersici)

- Triệu chứng đặc trưng của bệnh này là các lá bị vàng và héo rũ từ dưới lên trên. Bệnh có thể xuất hiện ở 1 phía của cây hoặc 1 cành. Các lá vàng héo rõ trước khi chết. Dây dưa bị héo chết, ngọn thường có hiện tượng rũ vào buổi trưa và tươi lại vào buổi chiều hay sáng sớm. Cây héo từng phần xảy ra trong vài ngày rồi lan ra cả cây, làm cây chết. Các mạch dẫn ở thân cây bị hóa nâu.

- Thường ở cây bắt đầu cho trái non quá trình héo và chết xảy ra nhanh, cây trưởng thành quá trình này kéo dài hơn.

- Nấm này có thể tồn tại nhiều năm trong đất, nấm sinh bảo tử rất khỏe, bào tử có thể lan truyền theo gió, theo hạt giống, theo đất dính trên cây trồng trong mỗi vụ , bệnh thường bắt nguồn từ mầm bệnh của vụ trước.

- Nhiệt độ thích hợp cho nấm bệnh phát triển là 28oC , bệnh phát triển kém nếu nhiệt độ đất dưới 21oC hoặc trên 33oC. Khi nhiệt độ thích hợp bệnh phát triển, bệnh có thể xuất hiện ở trên rễ và phần dưới của thân, ở điều kiện này cây cũng phát triển tốt do đó ta chưa thấy triệu chứng héo của cây, nhưng khi nhiệt độ tăng thì quá trình héo biễn ra rất nhanh.

- Độ ẩm cao, đất thoát nước kém cũng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển.

- Bón thừa phân đạm và thiếu kali sẽ làm bệnh nặng thêm.

Biện pháp phòng trị

- Dùng các loại giống kháng bệnh, luân canh, với các loại cây trồng khác không nhiễm bệnh này.

- Xử lý hạt giống bằng nước nóng 500C trong  30 phút, không nên lấy giống  từ các cây bị bệnh.

- Đất trồng thoát nước tốt, chú trọng bón lót phân hữu cơ kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma.

- Nên bón vôi cho đất, tránh bón thừa đạm và thiếu kali, phòng trị tuyến trùng hại rễ.

- Nhổ bỏ dây bệnh, sau mùa vụ nên thu gom các dây bị bệnh và đốt bỏ.

2.6. Bệnh mốc sương, sương mai (Pseudoperonospora cubernsis)

Bệnh có thể xuất hiện ở lá, thân và trái

- Trên lá vết bệnh màu xanh nhạt dần dần chuyển sang nâu, đôi khi có màu hơi đỏ tía. Viền của vết bệnh thường có màu xanh nhạt hay đẫm nước. Vết bệnh lan rộng đến khi cả lá bị chết. Khi trời ẩm ướt, mặt dưới lá, chỗ các vết bệnh có các đốm mốc trắng. Khi thời tiết khô lá bệnh có thể khô và quăn lại

       .

- Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao, ban đêm có nhiều sương, nhiệt độ thấp.

- Vết bệnh điển hình trên lá hình đa giác, có góc cạnh rõ, lúc đầu màu vàng nhạt, sau chuyển sang màu nâu. Sáng sớm quan sát kỹ mặt dưới lá chỗ vết bệnh có lớp tơ nấm màu trắng hoặc vàng nhạt.

 - Bệnh thường xuất hiện ở các lá phía dưới trước, sau lan dần lên các lá phía trên. Lá bị bệnh vàng và khô , ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Cây bị bệnh nặng cho trái nhỏ, vị lạt.

- Trên trái, vết bệnh có màu nâu đậm, cứng và nhăn, có rìa khá rõ nét. Các mô trái lúc đầu cứng, sau đó nhũn và thối, các vết thối có thể ăn rất sâu vào trái

- Nấm bệnh xâm nhập vào ruộng theo cây con hoặc do gió mang đến từ ruộng khác bị bệnh gần đó (bào tử nấm có thể theo gió lan xa vài cây số).

Biện pháp phòng trị

- Trồng cây khỏe là biện pháp quan trọng.

- Bố trí thời vụ thích hợp.

- Trồng đúng khoảng cách, tỉa bỏ lá già, lá bệnh.

1900 9999