Tuy nhiên, trong canh tác mít Thái siêu sớm, để đạt hiệu quả cao thì ngoài yếu tố thổ nhưỡng, chế độ nước tưới, dinh dưỡng, kỹ thuật canh tác,….. thì việc phòng trừ sâu bệnh cũng là yếu tố hết sức quan trọng. Qua khảo sát thì đa số nông dân đều cho rằng bệnh xơ đen và bệnh xì mũ là 2 bệnh quan trọng nhất trên mít.
- BỆNH XƠ ĐEN
- Mô tả:
- Nguyên nhân: có 2 nguyên nhân chính:
Vi khuẩn có thể xâm nhập qua vết thương hở trên trái, mặt khác, vi khuẩn còn theo nước mưa qua nướm hoa cái theo vòi nhụy đi vào và đến bầu noãn. Vi khuẩn phát triển trong noãn và làm cho múi không thụ tinh được, hạt bị lép. Nếu khi vi khuẩn vào sau khi đã thụ phấn thì làm cho hạt non bị hư và chuyển thành màu đen.
2/ Do thiếu Canxi:
Hàng năm, việc thu hoạch nông sản đã lấy đi 1 số lượng can xi trong đất, do vậy, cần bổ sung lượng can xi cần thiết để giúp cây, trái phát triển khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh tấn công.
- Biện pháp khắc phục:
- Cắt tỉa cành tạo thông thoáng trong vườn để hạn chế vi khuẩn và nấm xâm nhập.
- Phun thuốc trừ côn trùng chích hút gây tổn thương cây và vỏ trái. Có thể sử dụng 1 trong các loại thuốc sau: Cyrux 25EC, Soka 25EC, Perthrin 50EC,…. Nên phun định kỳ 10- 15 ngày/ lần từ giai đoạn trái non.
- Phun thuốc trừ vi khuẩn như: Senly 2.1SL, Longbay 20SC, Epolist 85WP,… phun theo liều khuyến cáo vào các giai đoạn nụ hoa và sau khi hình thành trái, phun phủ đều tán lá và khu vực cuống trái.
- Tỉa trái: cắt bỏ những trái không đạt, xấu, gai không đều, cuống nhỏ xanh đậm. Mỗi cây chừa lại số trái vừa phải, chọn trái đều gai, cuống to mập, dạng trái dài dạng hình trụ.
- Che nước mưa cho trái trước lúc hoa cái nở, hạn chế giọt nước mưa làm trái thụ phấn kém.
- Vườn trồng phải thoát nước tốt trong mùa mưa, nên giữ ít cỏ quanh gốc để lấy oxi cho bộ rễ.
- Trồng mật độ phù hợp: thích hợp 5m x 6m (khoảng 300 cây / ha ).
- Bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật cho từng thời điểm.
- Bổ sung canxi định kỳ khoảng 2 tháng/ lần. Tưới hoặc phun tán lá vào giai đoạn nụ hoa, sử dụng các loại canxi dễ hấp thu.
Mô tả
Ban đầu, vết bệnh trên thân cây thường có màu nâu, bị sũng nước, thường xuất hiện ở phần sát gốc hoặc nách thân, sau có thể ăn sâu cả vào gỗ và có mùi hôi. Thông thường, tại vết bệnh xuất hiện các dịch nhựa màu vàng, thời gian sau dịch vàng này bị khô dần thành dạng sệt có màu vàng nâu, dẻo. Vỏ cây bị khô đi.Đa số trường hợp bệnh phát sinh tại cổ rễ- phần sát mặt đất, làm cho các rễ tơ không phát triển được, khiến cho cây còi cọc, vàng lá, kém phát triển.
Tác hại
Nếu bệnh gây hại cành thì phần trên cành sẽ bị vàng lá, rụng lá; nếu bệnh nặng hơn lây lan toàn bộ rễ thì cây không thể hấp thu được dinh dưỡng và chết dần nên còn được gọi là bệnh chết chậm.Tác nhân gây bệnh
Bệnh xì mủ ở gốc do chủng nấm Phytophthora sp. gây raBiện pháp phòng trị bệnh chảy mủ trên cây mít
Phòng bệnh.
Trồng cây khỏe: chọn cây giống mít thái khỏe mạnh. Cây giống nên mua tại các trung tâm cây giống chất lượng đảm bảo an toàn uy tín.Trồng với mật độ vừa phải, không trồng với mật độ quá dày, cây sẽ đan tán nhau, phần phía dưới gốc thường xuyên thiếu ánh sáng là điều kiện bệnh phát sinh, phát triển mạnh.
Thường xuyên cắt tỉa cành, tạo tán thông thoáng.
Bón phân cân đối và đẩy đủ, bon nhiều hữu cơ để duy trì bộ rễ phát triển bền vững; không thừa đạm, bổ sung dinh dưỡng trung vi lượng phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của cây.
Trị bệnh:
Phát hiện bệnh sớm, dùng dao tách cạo bỏ hết phần vỏ làm sạch chỗ bị bệnh.Pha 25gram thuốc Agofast 80WP trong 1 lít nước quét lên vết bệnh vừa cạo.
Phun ướt tán lá với các loại thuốc như Agofast 80WP (30gr/10 lít nước) hoặc Foscy 72WP (25gr/10 lít nước). Có thể phun hoặc tưới định kỳ 7-10 ngày/lần trên vườn đang bị bệnh nếu bệnh nặng hoặc các vườn mới trồng.
Những vườn cây đang bị bệnh cần giảm bớt lượng phân đạm. Nếu bị bệnh nặng có thể ngưng hẳn việc bón phân đạm, chờ đến khi hết bệnh mới bón đạm trở lại, đồng thời bón bổ sung thêm phân lân và kali.
Chia sẽ:





